Mua ô tô trước ngày 28/06 chưa đăng ký có được giảm 50% phí trước bạ không?
Nghị định mới giảm 50% lệ phí trước bạ đối với các xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ được áp dụng với tất cả trường hợp đi nộp hồ sơ lệ phí trước bạ từ ngày 28/6, không phụ thuộc vào thời điểm xuất hóa đơn mua xe.
Sau khi Chính phủ chính thức ban hành và thông qua Nghị định 70/2020/NĐ-CP quy định mức thu lệ phí trước bạ bằng 50% mức thu quy định tại Nghị định số 20/2019/NĐ-CP ngày 21/2/2019, thì có một số thắc mắc được đưa ra là: nếu mua xe trước thời điểm 28/06 nhưng chưa xuất hóa đơn, hay xuất hóa đơn nhưng chưa kê khai nộp lệ phí trước bạ, chưa đăng ký xe... thì có được giảm phí trước bạ theo Nghị định này hay không?
Giải đáp cho thắc mắc này, Bà Lý Thị Hoài Hương, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ kinh doanh, cá nhân (Tổng cục thuế) cho biết: “Nghị định mới giảm 50% lệ phí trước bạ đối với các xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ được áp dụng với tất cả trường hợp đi nộp hồ sơ lệ phí trước bạ từ ngày 28/6, không phụ thuộc vào thời điểm xuất hóa đơn mua xe. Thủ tục nộp lệ phí trước bạ cũng không có gì thay đổi, ngoài số tiền nộp sẽ được giảm đi”.
Bên cạnh đó, ngay sau khi Nghị định 70 được ban hành, Tổng cục Thuế đã phát đi Công điện số 05/CĐ-TCT gửi cơ quan thuế toàn ngành yêu cầu áp dụng mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết ngày 31/12/2020 theo quy định tại Nghị định 70 nhằm kích thích tiêu dùng trong nước theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 84/NQ-TT ngày 29/5/2020.
Hiện tại, mức thu phí trước bạ được xác định theo tỷ lệ phần trăm từng loại xe và từng địa phương khi đăng ký. Mức phí trước bạ với ô tô con tại Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng...là 12% giá trị xe; TP HCM 10%, Hà Tĩnh 11%... Riêng xe bán tải, phí trước bạ bằng 60% mức thu phí lần đầu với xe con.
Việc giảm 50% lệ phí trước bạ không ảnh hưởng đến giá bán xe của các Doanh nghiệp ô tô trong nước do đây là khoản thu sau khi khách hàng đã mua xe. Tuy nhiên, nếu lệ phí trước bạ giảm 50% chỉ với xe sản xuất lắp ráp trong nước đương nhiên sẽ tạo ra lợi thế trước xe nhập khẩu nguyên chiếc. Đứng trước sức ép này, xe nhập khẩu có thể sẽ tiếp tục giảm giá để cạnh tranh.
Theo tính toán, khi mua những mẫu xe bình dân sản xuất lắp ráp trong nước, khách hàng sẽ tiết kiệm được từ 15-80 triệu đồng.
Ví dụ, mẫu xe sản xuất lắp ráp trong nước có giá bán cao nhất thời điểm hiện tại là Mercedes-Benz S450 (4,2~5 tỷ đồng), lệ phí trước bạ đang áp dụng 10% - 12%. Khách hàng mua S450 sẽ phải đóng lệ phí trước bạ khoảng 420~600 triệu đồng. Khi phí trước bạ giảm 50%, người mua xe sẽ tiết kiệm được 210~298 triệu đồng.
Tóm lại, quyết định giảm 50% lệ phí trước bạ đối với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước được xem là cơ hội tốt để hồi phục doanh số sau 4 tháng đầu năm bị trì trệ do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó yếu tố lớn nhất là đại dịch Covid-19.
Ngày 28/6, Chính phủ đã ban hành Nghị định 70/2020/NĐ-CP quy định mức thu lệ phí trước bạ bằng 50% mức thu quy định tại Nghị định số 20/2019/NĐ-CP ngày 21/2/2019. Như vậy, từ ngày 28/6 đến hết ngày 31/12/2020, mức thu lệ phí trước bạ bằng 50% mức thu quy định tại Nghị định số 20/2019/NĐ-CP ngày 21/2/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 140/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ về lệ phí trước bạ và các Nghị quyết hiện hành của Hội đồng nhân dân hoặc Quyết định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về mức thu lệ phí trước bạ tại địa phương. Từ ngày 1/1/2021 trở đi, mức thu lệ phí trước bạ tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 20/2019/NĐ-CP ngày 21/02/2019. |
Theo dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi, sẽ có tổng cộng 17 hạng giấy phép lái xe, trong đó có 4 hạng được...
Nguồn: [Link nguồn]