Khi gặp trường hợp xe ô tô bị mất phanh cần xử lý ra sao?

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Mất phanh khi xe ô tô đang lưu thông trên đường là điều rất nguy hiểm vì thế lái xe cần nên chú ý những điều sau

Ô tô mất phanh là một trong những trường hợp nguy hiểm có thể xảy ra khi di chuyển. Những nguyên nhân khiến xe ô tô mất phanh và hướng xử lý an toàn. Trong vụ tai nạn liên hoàn ở cầu Phú Mỹ (TP.HCM) giữa 7 ô tô vì sự cố mất phanh. 

Thần kỳ hơn khi tài xế chiếc SUV Volvo XC90 vẫn sống sót dù xe bị đâm nặng nhất, bẹp dúm. Nhiều ý kiến cho rằng, chính chiếc xe đã "cứu sống" tài xế nhờ công nghệ an toàn hiện đại với kết cấu vững chắc. Qua vụ tai nận đố, người sử dung xe cần lưu ý những điều sau và đây là những nguyên nhân khiến ô tô bị mất phanh phổ biến nhất

Mất áp suất dầu phanh

Mất áp suất dầu phanh là nguyên nhân phổ biến khiến ô tô bị mất phanh. Hệ thống phanh ô tô hoạt động dựa vào áp suất thủy lực bên trong. Nếu xe bị mất áp suất sẽ khiến phanh bị chậm, quãng đường phanh dài thậm chí mất phanh. Thông thường nếu áp suất hạ thấp, đèn báo lỗi phanh sẽ bật sáng để cho người lái nhận biết. 

Xe bị mất áp suất dầu phanh có thể do bị rò rỉ dầu hoặc đã lâu không được thêm dầu. Do đó, người lái nên kiểm tra bình chứa dầu phanh thường xuyên, nếu mức dầu thấp thì nên châm thêm vào. Nếu sau khi thêm dầu mà tình trạng mất phanh vẫn xảy ra thì khả năng cao xe đang bị rò rỉ dầu.

Có nhiều nguyên nhân gây rò rỉ dầu phanh, thông thường là do phớt cao su hay đường ống phanh bị rách, mòn, hở… Khi gặp trường hợp này, người lái nên đưa xe đến gara để kiểm tra để được xử lý tốt nhất.

Ống dẫn dầu có không khí lọt vào và xy lanh chính bị sự cố

Khi lái xe, bạn cố gắng đạp phanh nhưng phanh yếu hoặc không hiệu quả thì có thể do đường ống dẫn dầu phanh có khí lọt vào trong khiến đường ống bị tắc nghẽn, từ đó xe không tạo đủ áp suất để hệ thống phanh hoạt động. Để xử lý trường hợp này, người lái cần nhanh chóng xả gió hệ thống phanh để loại bỏ các bọt khí.

Xy lanh có vai trò tạo áp suất dầu thắng để hệ thống phanh hoạt động. Vì vậy nếu xy lanh bị hỏng thì xe ô tô sẽ mất áp suất dầu thắng, dẫn đến xe bị mất thắng.

Hệ thống ABS bị lỗi

Phanh ABS là hệ thống hỗ trợ chống bó cứng phanh, giúp đảm bảo an toàn cho người lái khi xe phanh gấp. Hiện nay hầu hết các dòng xe hơi hiện đại đều được trang bị hệ thống ABS. Phanh ABS bị lỗi là trường hợp khá hiếm gặp, dù có bị lỗi cũng không ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống phanh. Tuy nhiên, đôi khi ABS bị lỗi làm ngăn cản van nạp - xả thực hiện thao tác đóng - mở khiến xe bị mất phanh.  

Thói quen không tốt từ tài xế

Trong lúc vận hành xe, nếu người lái liên tục đạp phanh với khoảng dài, tạo áp lực lớn lên phanh thì rất dễ khiến bố phanh bị cháy, dẫn đến phanh bị yếu hay thậm chí mất phanh. Để khắc phục tình trạng này, người lái nên lái xe cẩn thận không nên rà phanh liên tục. Nếu muốn giảm tốc độ có thể gài số thấp kết hợp phanh động cơ.

Những dấu hiệu nhận biết xe ô tô bị mất phanh

Để có thể kịp thời xử lý tình trạng ô tô bị mất phanh, người lái cần lưu ý các dấu hiệu nhận biết sau đây: Đạp phanh bị hẫng. Cụ thể, lái xe mà có cảm giác hẫng chân khi đạp phanh, đó là hiện tượng bị mất áp suất dầu phanh.

Tiếp theo là đạp phanh không nhả, lúc này dấu hiệu ô tô mất phanh này cho thấy lò xo hồi vị hoặc lò xo kéo má phanh hay xi lanh tổng phanh bị hỏng, bị kẹt xi lanh bánh xe. Bên cạnh đó mất phanh do các thao tác sai của tài xế như: phanh tay điều chỉnh sai, hành trình của chân phanh không đúng…

Ngoài ra, đạp phanh thấy nặng: Hiện nay các dòng xe hơi thường dùng trợ lực chân không để người lái dễ dàng đạp chân phanh. Vì vậy, khi đạp phanh thấy nặng có thể do trực lực phanh đã bị hỏng. Còn có sự cố đạp phanh hết cỡ nhưng xe không dừng: Nguyên nhân xảy ra do cần đẩy piston xi lanh chính bị cong, thiếu dầu hoặc má phanh đã quá mòn. Trường hợp này thường xảy ra với các dòng ô tô dùng phanh tang trống.

Các cách xử lý tình huống khi mất phanh:

Khi gặp phải các trường hợp mất phanh, người lái xe nên xử lý nhanh và đưa xe vào nơi an toàn. Cụ thể, đầu tiên phải giữ bình tĩnh khi xe hơi bị mất phanh. Sự hoảng loạn khi phát hiện ra sự cố chỉ khiến bạn không thể xử lý mọi chuyện một cách chính xác và khiến tình huống tồi tệ thêm.

Ngay khi nhận biết xe bị mất phanh, người lái cần quan sát diễn biến phía trước và sau xe để tránh gây va chạm. Đồng thời ngay lập tức bật đèn cảnh báo khẩn cấp, nháy đèn pha, dùng còi báo liên tục để báo hiệu cho các phương tiện cùng lưu thông chú ý chủ động nhường đường.

Khi mất phanh thì không thể sử dụng chân phanh để kiểm soát tốc độ được vì vậy bạn nên nhả chân ga hoặc giảm chân ga để duy trì tốc độ ở mức tốt nhất. Tuy nhiên, chỉ áp dụng trong một số trường hợp nhất định. Nếu đang di chuyển trong khu vực đông đúc hoặc đường dốc thì người lái không nên nhả nhân ga mà nên giảm ga.

Vì nhả chân ga trong trường hợp này khiến xe chạy tự do, dễ va chạm với các phương tiện khác hơn, gây nên hậu quả nghiêm trọng.  Khi đang bật chế độ ga tự động Cruise Control mà bị mất phanh, người lái nên tắt ngay Cruise Control và giảm ga.

Khi xe hơi mất phanh tuyệt đối không nên tắt máy xe. Hành động này cực kỳ nguy hiểm bởi khi tắt máy xe sẽ làm xe bị mất trợ lực lái và khó có thể điều khiển xe để tránh các phương tiện khác trên đường. Hơn nữa, khi tắt máy xe không còn được hãm bởi hộp số và động cơ, lúc này ô tô sẽ rơi vào trạng thái chạy tự do theo lực quán tính khiến tình trạng tồi tệ hơn.

Cách xử lý hiệu quả và an toàn nhất khi xe bị mất phanh là chuyển xe về số thấp. Với xe hộp số tự động, người lái cần chuyển sang chế độ bán tự động, qua lẫy chuyển số trên vô lăng hoặc chế độ số thấp. Còn với xe hộp số sàn chỉ cần chuyển cần số về số 1 hoặc số 2.

Tuy nhiên nếu xe đang chạy trên tốc độ cao mà đột ngột bị ép về số thấp có thể khiến xe bị vỡ máy, làm hủy hệ thống truyền động, lúc này càng nguy hiểm hơn. Vì thế, khi xử lý xe mất thắng bạn không nên cho xe về số thấp ngay từ đầu mà thay vào đó hãy chuyển số theo từng cấp hoặc 2 cấp. Ví dụ khi xe đang ở số 5 nên chuyển về số 4 hoặc số 3, sau khi cảm thấy ổn định tốc độ hơn thì tiếp tục về số 2 hoặc 1.

Dù xe bị mất phanh nhưng tài xế cũng hãy thử đạp nhồi phanh liên tục vì có thể xe chỉ mất áp suất dầu phanh tạm thời. Việc đạp phanh liên tục có thể lấy lại được áp suất dầu phanh và giúp xe trở lại bình thường.

Nếu đạp nhồi phanh mà thấy bàn đạp cứng, không thể đạp hết hay đạp sâu thì có thể do có vật cản như chai nước, vỏ hộp rơi vào phần bàn đạp, trên thảm. Người lái chỉ cần dùng chân đá vật cản ra và xe hơi trở lại bình thường. Nếu nhấn bàn đạp phanh liên tục thấy cảm giác mềm và bàn đạp phanh bị thấp thì rất có thể là do đường ống dẫn dầu có vấn đề. Trong tình huống này, hãy thử đạp phanh nhiều lần.

Xe ô tô ngoài sử dụng phanh chân còn được trang bị hệ thống phanh tay. Phanh tay được thiết kế để sử dụng xe dừng hẳn, nhưng trong trường hợp khẩn cấp có thể dùng phanh tay để tạo lực hãm. Tuy nhiên, bạn chỉ nên áp dụng khi xe đang chạy ở tốc độ thấp vì sử dụng phanh tay khi đang chạy tốc độ cao sẽ khiến xe bị khóa bánh, mất độ bám và trượt dài trên đường, dẫn tới tình huống nguy hiểm hơn như mất lái, xe bị văng. 

Khi dùng phanh tay, người lái xe cũng nên chú ý dùng đủ lực, không được quá mạnh hay quá nhanh; Đồng thời kết hợp phanh theo ngưỡng, vừa phanh vừa thả, khi thấy xe có dấu hiệu mất lái nên nhả phanh tay ra ngay.

Khi xe bị mất phanh, người lái nên cố gắng chạy xe vào đường vắng, nhiều sỏi đá, đường gồ ghề,... để giảm tốc độ xe hoặc kết hợp dùng cách đánh võng. Trong trường hợp bất khả kháng, người lái nên chọn cách chủ động cho xe đâm vào vật cản để xe dừng lại. Chú ý chọn các vật cản có thể dịch chuyển được như dải phân cách, rừng cây, bụi cỏ, ruộng,... và tránh nhà dân để giảm lực va chạm xuống nhỏ nhất.

Để tránh rơi vào tình huống ô tô mất phanh, chủ phương tiện nên thường xuyên đưa xe đi bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ và lái xe ở tốc độ vừa phải khi tham gia giao thông để có thể kiểm soát tốt.

Nguồn: [Link nguồn]

Các dòng xe sử dụng động cơ lai Hybrid phiên bản tự sạc HEC đang được đề xuất giảm thuế tiêu thụ đặc biệt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Hoàng ([Tên nguồn])
Mỗi ngày một kinh nghiệm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN