Gợi ý những việc kiểm tra bảo dưỡng xe đơn giản có thể làm tại nhà
Với tiêu chí tự chăm sóc ''vợ hai'' đến mức cao nhất có thể, đây là một số hướng dẫn nhanh và dễ dàng để thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên tại nhà
Với tiêu chí tự chăm sóc ''vợ hai'' đến mức cao nhất có thể, dưới đây một số hướng dẫn nhanh và dễ dàng để thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên tại nhà và nó có thể giảm đáng kể mức chi phí "nuôi" xe. Đầu tiên, hãy bỏ thời gian một chút để đọc kỹ sách hướng dẫn sử dụng để hiểu rõ hơn về chiếc xe của mình. Ngoài ra xe phải luôn được kiểm tra định kỳ bởi những người thợ chuyên nghiệp để đảm bảo rằng động cơ, hệ thống lái, hệ thống treo, phanh và mâm lốp... tất cả luôn trong tình trạng tốt nhất có thể.
Hầu hết các công việc kiểm tra và bảo dưỡng xe được mô tả dưới đây có thể thực hiện dễ dàng tại nhà với mục đích giúp các chủ xe tiết kiệm thời gian, tiền bạc và tránh được những phiền toái có thể phát sinh sau này.
1. Kiểm tra mực nước làm mát hàng tuần:
Nhiều xe hiện nay có các bình chứa trong suốt có đánh dấu các mực LOW/HIGH để dể dàng quan sát. Nên kiểm tra và châm nước làm mát khi thấy mực nước làm mát giảm dưới hoặc nằm ngang vạch LOW (thấp). Lưu ý: KHÔNG được tháo nắp khi máy đang nóng, nên châm nước làm mát đang được dùng cho xe KHÔNG nên châm loại nước làm mát khác với loại nước làm mát đang sử dụng trên xe. Có thể châm nước TINH KHIẾT vì hầu hết chất lỏng bốc hơi chủ yếu là nước.
3. Hệ thống phanh ô tô:
Không nổ máy, đạp chân phanh nếu chân phanh cứng thì hệ thống trợ lực phanh còn hoạt động. Nếu không nổ máy mà đạp chân phanh thấy hẫng thì bộ trợ lực chân không đã có vấn đề và cần khắc phục. Kiểm tra đèn báo ABS nếu đèn ABS nhấp nháy hoặc sáng liên tục thì người sử dụng nên đưa đến xưởng đủ tiêu chuẩn để kiểm tra. Nếu má phanh mòn quá nhiều sẽ giảm hiệu năng phanh và làm nóng cả đĩa phanh. Hãy kiểm tra đĩa phanh, nếu nhận thấy đĩa phanh hao mòn không đồng đều thì nên rà láng đĩa phanh.
2. Kiểm tra các dây cua-roa và các đường ống dẫn hàng tháng:
Nên thay thế các dây cua-roa khi thấy chúng có dấu hiệu đã bị mòn, chai hoặc sờn. Hãy tăng chúng lên khi thấy nó chùng xuống khoảng 1,5cm khi bị nhấn xuống, tuy nhiên có các loại xe có cơ cấu tăng dây cua-roa tự động thì không cần phải điều chỉnh. Nên kiểm tra các đoạn đường ống dẫn, nếu nhận thấy chúng bị phù, trông không ổn khi nó quá mềm, quá cứng hay bị chai nứt gãy thì nên thay thế.
3. Kiểm tra lọc gió hàng tháng:
Với lọc gió giấy tẩm dầu thông thường sử dụng một lần (stock paper filter), việc kiểm tra và thay thế lọc gió rất dể dàng vì nó nằm trong hộp hình chữ nhật đầu đường ống hút gió bên dưới nắp ca-pô. Nên thay thế lọc gió bị bẩn bằng lọc mới vì dùng lọc gió bẩn làm giảm lưu lượng không khí đi vào động cơ gây sai lệch tỉ lệ hoà khí làm giảm công suất máy, thậm chí có còn gây hao tốn nhiên liệu.
Với lọc gió dạng vải tầm dầu (drop-in filter) như K&N, khi kiểm tra nếu bẩn nên vệ sinh và châm dầu và hiện nay K&N có bán bộ kits vệ sinh và châm dầu cho loại lọc gió này. Lưu ý: KHÔNG châm dầu quá nhiều vì khí nạp đi qua có thể mang theo cả dầu của lọc làm bẩn cảm biến lưu lượng không khí nạp (MAF)
4. Kiểm tra nước rửa kính và gạt nước:
Luôn luôn kiểm tra và châm gần đầy bình chứa nước rửa kính để sử dụng. Nên dùng miếng giẻ ướt để lau 2 ''lá lúa'' để đảm bảo nó sạch và không có dính đất cát. Thường nên thay lưỡi gạt nước ít nhất là 1 lần trong năm và nếu thấy gạt không sạch hoặc gây tiếng kêu cót két khi vận hành. Không nên đợi đến khi phần cao su bị mòn hoặc gãy rồi mới thay.
5. Kiểm tra bình ắc quy:
Hãy đảm bảo các dây cáp phải được bắt chặt và không bị ăn mòn. Nếu dùng bình ắc quy có lỗ châm nước, chỉ châm thêm nước uống TINH KHIẾT. Hãy hết sức cẩn thận khi làm việc với bình ắc quy vì nó có thể sinh ra các loại khí gây nổ. Lưu ý, trong quá trình kiểm tra hay cẩn trọng, nếu có hãy đeo kính và mang găng tay bảo vệ.
6. Đèn
Hãy chắc chắn rằng tất cả hệ thống đèn nội thất và ngoại thất (đèn phanh, đèn pha, đèn chiếu sáng ban ngày, đèn xi-nhan và đèn báo nguy hiểm) đều trong trạng thái hoạt động tốt. Hãy mở từng loại đèn và nhờ một người đứng bên ngoài để kiểm tra.
7. Lốp
Kiểm tra toàn bộ bề mặt lốp xem có các vết cắt hoặc bị phù hay không. Nên đảo lốp ở 10.000 km đầu tiên và mỗi 15.000 km tiếp theo. Nên thay lốp nếu đã mòn, bị chai trong quá trình sử dụng và KHÔNG nên cố sử dụng khi lốp đã mòn. Nên bơm lốp xe đúng theo áp suất của lốp và nên trang bị một cái đồng hồ đo áp suất và máy bơm mini cho riêng mình.
8. Gầm xe
Nên kiểm tra dưới gầm xe xem có cái kẹp hoặc giá đỡ nào bị lỏng hoặc gãy không, gầm xe có vướng rác (cỏ hay bọc ni-lông...) hay không, nếu gầm xe quá bẩn thì nên đi rửa vệ sinh. Hãy khắc phục khi thấy các bộ phận bị hỏng hoặc rỉ sét. Bên cạnh đó, hãy xem phuộc nhún có chỗ nào bị rò rỉ dầu hay không để khắc phục.
Những chiếc xe dẫn động 6 bánh thật sự là một niềm mơ ước đối với các dân chơi off-road.