GM từ bỏ chiến lược "toàn cầu hóa", Ford vẫn tiếp tục

Sự kiện: Xe Chevrolet Xe Ford

Bất chấp việc lãnh đạo General Motors (GM) cho rằng thị trường ô tô thế giới nói chung ngày càng ít điểm chung với thị trường châu Âu, hãng xe đồng hương Ford lại cho rằng chiến lược một sản phẩm cho tất cả thị trường vẫn là hướng đi đúng.

Gần đây, sự việc hãng sản xuất ô tô hàng đầu của Mỹ - General Motors (GM) rời bỏ thị trường châu Âu sau gần 90 năm gắn bó, đã khiến ngành công nghiệp ô tô thế giới rất quan tâm. Cụ thể hơn, GM đã quyết định bán lại các thương hiệu Opel và Vauxhall cho tập đoàn PSA của Pháp. Được biết, quyết định rút khỏi thị trường châu Âu của GM sẽ khiến hoạt động chế tạo, cũng như nghiên cứu và phát triển sản phẩm đỡ phức tạp hơn nhiều. Chủ tịch Dan Ammann của GM cho biết chỉ có 20% mẫu xe trong tương lai của Opel có thể chia sẻ với các sản phẩm khác của GM.

GM từ bỏ chiến lược "toàn cầu hóa", Ford vẫn tiếp tục - 1

Trong khi những sản phẩm của GM như Chevrolet Camaro khó tìm được khách hàng ngoài nước Mỹ...

Trước sự rút lui khỏi châu Âu của GM, ông Joe Bakaj - Giám đốc phát triển sản phẩm tại châu Âu của Ford, đã không bình luận gì hơn và cũng cho biết Ford không có lý do gì để thay đổi triết lý kinh doanh “One Ford”. Vì hãng xe vẫn tin rằng cấu trúc kỹ thuật toàn cầu “One Ford” là phù hợp với hoạt động của hãng. Điều đó có thể được nhìn thấy từ những kết quả thể hiện rõ nét ở vị thế của Ford hiện nay.

Chiến lược kinh doanh “One Ford” thể hiện triết lý một sản phẩm ô tô cho mọi thị trường. Theo đó, khoảng 85% bộ phận của xe Focus được thiết kế chung cho tất cả các khu vực trên thế giới. Ưu điểm nổi bật nhất của chiến lược “One Ford” là sự đơn giản hóa, giúp Ford tiết kiệm được rất nhiều chi phí bởi tập đoàn không cần phải sản xuất nhiều bộ phận khác nhau cho các mẫu xe khác nhau dành từng thị trường như trước. Chiến lược này được đưa ra từ năm 2007 bởi CEO Alan Mullaly, không chỉ giúp hãng xe Mỹ thoát khỏi thời kỳ suy thoái một cách ngoạn mục mà còn gia tăng lợi nhuận nhanh chóng. Cho đến nay, “One Ford” vẫn đang là con đường được Ford lựa chọn.

Một ví dụ được đưa ra là: Mustang - mẫu xe thể thao bán chạy nhất tại châu Âu vào năm ngoái, vượt qua cả Porsche 911 tại Đức. Mặc dù cách đây chừng một thập kỷ, cần số sàn của xe Mustang vẫn còn là chuyện gây tranh cãi. Thế nhưng giờ đây, cần số của Mustang, được phát triển cùng Getrag và cải tiến tại châu Âu đã khiến những nhà báo ô tô vốn khó tính của cựu lục địa cũng phải khen ngợi, điều này minh chứng Ford có thể tận dụng những kiến thức tốt nhất từ mỗi khu vực.

GM từ bỏ chiến lược "toàn cầu hóa", Ford vẫn tiếp tục - 2

...thì xe Ford như Mustang vẫn được đón nhận ở nhiều nơi

Ngoài ra, Ford còn đẩy mạnh những việc thiết thực như: tinh giảm bộ máy, cơ cấu lại sản phẩm, phát triển các dòng sản phẩm toàn cầu có tính cạnh tranh cao, cũng như tận dụng nguồn nhân lực toàn cầu, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, với chi phí thấp nhất.

Cũng theo vị lãnh đạo này của Ford, hãng hiện đang tập trung vào việc phát triển những dòng xe chính có thể vượt qua các tuyến đường cao tốc Autobahn, Autoroute và Autostrada với tốc độ cao. Dẫn chứng cho điều này là sản phẩm Focus RS, hiện đang được bán tại Mỹ. Mẫu xe này được thiết kế để có thể chạy tốc độ 265 km/h trên tuyến đường Autobahn vào tất cả các ngày trong tuần. Hãng cũng cho biết muốn phát triển một mẫu xe có thể đảm bảo sự an toàn và khả năng kiểm soát ở tốc độ cao như vậy, Ford buộc phải đảm bảo chất lượng của từng chi tiết tạo nên chiếc xe đó.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vũ Thạch ([Tên nguồn])
Xe Chevrolet Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN