Giải mã lí do hàng chục quốc gia quy định lái xe ôtô đi bên trái đường
Khác với lái xe bên phải đường như ở Việt Nam, hàng chục quốc gia khắp 5 châu, gồm cả một số cường quốc lại quy định lái xe đi bên trái đường. Phía sau đó là những câu chuyện rất thú vị không phải ai cũng biết.
Bắt đầu từ cầm vũ khí khi cưỡi ngựa bên trái
Theo số liệu thống kê đến tháng 12/2016, trên thế giới có 165 nước và vùng lãnh thổ quy định lái xe bên phải đường (RHT), trong khi đó có tới 75 nước và vùng lãnh thổ quy định lái xe bên trái đường (LHT), một con số rất thú vị, vượt xa với suy nghĩ của nhiều người khi thường nghĩ rằng nước Anh mới quy định lái xe bên trái.
Các nước và vùng lãnh thổ (màu xanh) quy định lái xe bên trái đường (LHT).
Thú vị hơn nữa là trong lịch sử vào năm 1919, có tới 104 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới có quy định LHT, con số này tương đương với các nước và vùng lãnh thổ quy định RHT. Chỉ giữa những năm 1919 và 1986 thì 34 nước sử dụng quy định LHT mới chuyển sang RHT.
Nhiều người cho rằng do có tới 90% số người thuận tay phải nên các nước quy định RHT nhưng còn LHT thì sao? Các bằng chứng khảo cổ học gợi ý rằng người La Mã cổ đại thường lái xe ngựa bên trái và hành vi đó đã được phổ biến khắp các phần còn lại của châu Âu thời Trung cổ. Lí do để giải thích điều này chưa chắc chắn nhưng một số giả thuyết tin rằng lái xe thích đi bên trái vì vấn đề an toàn.
Người La Mã cổ đại lái xe ngựa hay cưỡi ngựa thường đi bên trái để tay phải có thể cầm vũ khí.
Do phần lớn mọi người thuận tay phải, cho nên việc lái xe ngựa hay cưỡi ngựa bên trái đường có thể cho phép họ cầm vũ khí bên tay phải. Điều đó sẽ giúp cho họ có thể chiến đấu hay bảo vệ tốt hơn khi phải băng qua các con đường có kẻ thù.
Đi bên trái đường đã trở thành luật ở Anh sau khi chính phủ nước này thông qua các quy định vào năm 1773 và 1835, trái ngược với quy định thịnh hành ở Pháp. Sau đó quy định LHT của Anh đã được áp dụng tới rất nhiều vùng thuộc địa cũ của nước này như Úc, New Zealand, Nam Phi và Ấn Độ. Hiện tại quy định LHT còn được áp dụng cả ở Indonesia, Thái Lan, Singapore, cùng nhiều nước khác và đặc biệt là cả ở Nhật Bản dù nước này chưa từng là thuộc địa của Anh.
Vô lăng bên phải, lái xe bên trái an toàn hơn?
Ở những nơi có quy định RHT thì cấu hình xe sẽ có vô lăng bên trái, còn ở các nước có quy định LHT thì cấu hình xe ngược lái, vô lăng xe ôtô được thiết kế bên phải. Như thế thì vị trí ngồi của lái xe sẽ sát với trung tâm của đường đi, và hành khách ngồi bên sẽ ở gần vị trí lề đường nhất. Cần gạt nước trên kính chắn gió chạy đường LHT cũng sẽ gạt từ trái qua phải ngược lại với xe chạy RHT theo hướng nhìn của lái xe.
Một số nghiên cứu gợi ý lái xe bên trái đường và vô lăng để bên phải sẽ giúp lái xe an toàn hơn.
Trong lịch sử rất ít thấy bằng chứng về mối liên hệ giữa vị trí ngồi của lái xe với việc thuận tay trong khi lái xe trên đường. Trước năm 1908, hầu hết xe hơi ở Mỹ được sản xuất có cấu hình vô lăng bên phải, tới năm 1908 Henry Ford sản suất mẫu Model T với cấu hình vô lăng bên trái cho việc đi lại theo quy định lái xe bên phải thì mới tạo ra sự tranh luận.
Một số ý kiến cho rằng việc để vô lăng bên phải sẽ cho phép lái xe có thể nhìn thấy cả bánh xe của các xe ôtô khác và dễ dàng kiểm soát để tránh va chạm. Trong khi đó hành khách ngồi trước với các xe để vô lăng bên phải sẽ có thể ra khỏi xe và tới lề đường an toàn hơn mà không cần phải đi vòng quanh xe.
Vô lăng bên phải có thể giúp lái xe quan sát tốt hơn?
Nghiên cứu thực hiện vào năm 1969 bởi J. J. Leeming, dù chưa toàn diện, nhưng cũng chỉ ra rằng các nước quy định lái xe bên trái đường có tỉ lệ va chạm thấp hơn so với các nước quy định lái xe bên phải đường. Một số phân tích khác gợi ý rằng khi lái xe bên trái, mắt phải sẽ phát huy khả năng quan sát các vật đi ngược chiều và quan sát gương chiếu hậu tốt hơn. Ngoài ra lái xe ngồi bên phải xe cũng có thể an toàn hơn cho những lái xe lớn tuổi vì quá trình lão hóa có thể dẫn tới khả năng thiếu tập trung vào bên trái.
Mẫu xe Mercedes-AMG G63 thế hệ mới được nhập chính hãng về Việt Nam sở hữu màu sơn Xanh Olive độc đáo có tên gọi “Olive...
Nguồn: [Link nguồn]