Doanh nghiệp nhập khẩu ô tô kiến nghị không phân biệt khi giảm phí trước bạ
Đây là lần thứ hai các nhà nhập khẩu ô tô tại Việt Nam gửi văn bản lên Chính phủ kiến nghị về chính sách giảm phí trước bạ cho xe nhập khẩu.
Ngày 25/10/2021, đại diện 10 nhà nhập khẩu ô tô chính hãng tại Việt Nam cùng ký tên trong một văn bản tiêu đề "Góp ý về quy định hỗ trợ giảm phí trước bạ đối với các xe sản xuất, lắp ráp trong nước", gửi Thủ tướng Chính phủ và một số Ủy ban của quốc hội.
Các doanh nghiệp gửi ý kiến gồm Công ty TNHH Ô Tô Á Châu (thương hiệu Audi), Công ty TNHH CT-Wearnes Việt Nam (Aston Martin, Bentley), Công ty Cổ phần Ô tô Tân Thành Đô (Maserati), Công ty TNHH Nhập khẩu Phú Thái (Jaguar và Land Rover) Công ty TNHH JVA (Jeep), Công ty TNHH Hình Tượng Ô Tô Việt Nam (Subaru), Công ty TNHH Xe Hơi Tối Thượng (Porsche), Công ty TNHH Ô tô Thế Giới (Volkswagen), Công Ty Tnhh Sweden Auto (Volvo), Công ty TNHH VINA ASC AUTOMOTIVE (Ferrari).
Đây là các doanh nghiệp được ủy quyền chính hãng nhập khẩu và phân phối các thương hiệu ô tô tại Việt Nam.
Ông Laurent Genet - Tổng Giám đốc nhà nhập khẩu Audi Việt Nam, một trong các thành viên góp ý về phí trước bạ ô tô
Trong văn bản kiến nghị, các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô cho rằng, được biết Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục giảm 50% lệ phí trước bạ lần thứ hai đối với riêng ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước (CKD), nhằm hỗ trợ các công ty ô tô trong đại dịch Covid-19.
Chỉ giảm 50% thuế trước bạ đối với các xe lắp ráp trong nước đã cho thấy hiệu quả, nhưng cũng là sự phân biệt đối xử ưu tiên xét trên toàn quốc.
Năm 2020 đối với tổng số ô tô khách tại Việt Nam, số lượng đã tăng +3% so với năm 2019, số lượng CKD lắp ráp trong nước tăng +19% và số lượng CBU nhập khẩu nguyên chiếc giảm -33%; và đối với xe thương mại, tổng số lượng đã sụt giảm -19%, số lượng CKD lắp ráp trong nước cũng giảm ở mức ít hơn -16% trong khi đó, số lượng CBU nhập khẩu nguyên chiếc giảm -25%.
Năm 2021, quy định cách ly xã hội nghiêm ngặt tại Việt Nam đang buộc tất cả các nhà nhập khẩu và nhà phân phối ô tô (CBU) phải tạm ngừng kinh doanh.
"Sự phân biệt đối xử ưu tiên chỉ riêng với CKD là thiếu công bằng đối với các nhà nhập khẩu cũng như nhà phân phối CBU", các nhà nhập khẩu cho hay.
Đây cũng là những đơn vị đang phải gánh nhiều tổn thất từ các văn phòng đăng ký, đăng kiểm xe hiện đang ngưng hoạt động, trong khi các doanh nghiệp này vẫn phải tiếp tục chi trả chi phí cho việc thuê cơ sở thương mại, thuế, lưu kho và nguồn nhân lực.
Từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay, trong khi các nhà sản xuất, lắp ráp CKD đã góp vào 70% tổng sản lượng ô tô, thì có 92% sản lượng ô tô CBU tại Việt Nam được nhập khẩu bởi các nhà sản xuất, lắp ráp CKD.
Nếu các công ty này cần hỗ trợ cho hoạt động lắp ráp CKD, thì nội bộ phải tự hạn chế nguồn cung ô tô CBU để thúc đẩy hoạt động lắp ráp CKD, thiết lập các ưu tiên riêng.
Ngược lại, những nhà nhập khẩu và đại lý xe CBU không liên quan đến xe CKD chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào hoạt động CBU.
Năm vừa qua, những nhà nhập khẩu và đại lý CBU đã chịu ảnh hưởng tiêu cực lớn nhất bởi việc giảm thuế trước bạ mang tính phân biệt đối xử. Những công ty này là những doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ bị tổn thương.
Trong cùng kỳ năm 2021, doanh nghiệp CBU chỉ nhập khẩu 8% số lượng ô tô CBU vào Việt Nam. Nhằm tuân thủ quy tắc của hãng, các thương hiệu mà họ đại diện đòi hỏi các nhà nhập khẩu và các đại lý khoản đầu tư và chi phí vận hành cao.
Các nhà nhập khẩu và các đại lý CBU phải sử dụng khoảng 3.000 lao động mà gia đình các nhân viên này cũng đều phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh đó.
Mặc dù sản lượng bán ra nhỏ hơn, nhưng những nhà nhập khẩu CBU lại đóng góp một khoản thuế cao hơn nhiều trên mỗi chiếc xe vào ngân sách Nhà nước.
"Các hạn chế trong bối cảnh đại dịch Covid tại Việt Nam đang được áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, do đó chúng tôi đề nghị việc giảm thuế trước bạ cũng cần phải áp dụng chung cho cả CKD và CBU mà đây cũng sẽ là sự hỗ trợ cho toàn cộng đồng", trích văn bản.
Nguồn: [Link nguồn]
Hiện tại mẫu SUV Mitsubishi Pajero có giá bán chỉ ngang bằng Toyota Fortuner máy dầu 2.8L.