Đây là thương hiệu xe điện Mỹ vừa tuyên bố phá sản
Hãng xe điện Fisker vừa nộp đơn xin phá sản ở tòa án Delaware - Mỹ.
Hãng xe điện Fisker được nhà thiết kế ô tô nổi tiếng người Đan Mạch Henrik Fisker cùng hai đối tác khác thành lập vào năm 2007 sau khi có được khoản đầu tư 5/2 triệu đô la từ thương gia người Italy và hãng đầu tư Palo Alto Investors. Từng được ước tính có khối tài sản khoảng 500 triệu đến 1 tỷ đô la và chỉ nợ từ 100 đến 500 triệu USD nhưng hãng xe điện Fisker vừa nộp đơn xin phá sản ở tòa án Delaware - Mỹ.
Tuy nhiên, Fisker khởi đầu không mấy suôn sẻ khi bị Tesla nộp đơn kiện vào tháng 4/2009 với cáo buộc lấy cắp công nghệ của và sử dụng để phát triển mẫu Karma. Nhưng kết quả vụ kiện lại giúp Fisker có lợi khi nhận hơn 1,1 triệu đô la bồi thường từ Tesla vào 2009 do thua kiện.
Nhưng đến năm 2015, Fisker phá sản và được bán lại cho tập đoàn Trung Quốc Wanxiang, còn Henrik Fisker vẫn giữ thương hiệu Fisker và lập công ty mới là Fisker Inc. Còn Wanxiang đổi Fisker Automotive thành Karma Automotive.
Khác với nhiều công ty khác, Henrik Fisker kinh doanh theo mô khác khi thuê ngoài toàn bộ khâu sản xuất. Chiếc SUV điện Ocean của hãng được làm tại Áo, bởi một công ty có tên Magna, đơn vị này sản xuất được hơn 10.193 xe SUV cho Fisker, nhưng chỉ một nửa số lượng xe được giao.
Dù thế, nhưng trong năm 2024, Fisker dự báo năm nay sẽ giao 20.000 chiếc. Nhưng tương lai của hãng xe điện này bị nghi ngờ từ tháng 3, khi bị cảnh báo không đủ tiền mặt để hoạt động. Họ cũng không nhận được khoản đầu tư mới từ một hãng xe lớn, khiến việc vận hành càng gặp khó, và hiện đã nộp đơn xin phá sản vào 17/6/2024 vừa qua.
Fisker cũng dự định bán bớt tài sản và tái cấu trúc nợ, sau khi chi nhiều tiền mặt trong quá trình sản xuất dòng xe điện đời đầu - chiếc SUV Ocean. Nằm trong nhóm 20 chủ nợ lớn nhất của hãng này là các đại gia công nghệ Adobe, Google và SAP.
Hãng cũng cho biết, "Cũng như các công ty khác trong ngành xe điện, chúng tôi đối mặt với nhiều thách thức trong thời gian qua, gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động hiệu quả". Còn Garrett Nelson - Phó giám đốc hãng phân tích CFRA Research nhận định: "Fisker đã lao đao nhiều tháng qua. Vì thế, thông báo này không gây ngạc nhiên. Họ không phải hãng xe điện đầu tiên tuyên bố phá sản. Và có lẽ cũng không phải cái tên cuối cùng".
Theo các báo cao, trong năm 2023, doanh số bán xe điện tại Mỹ đạt kỷ lục 1.2 triệu chiếc, tương đương 7.6% thị trường xe hơi cả nước, theo ước tính của Cox Automotive. Tỷ lệ này được dự báo lên 30-39% vào cuối thập kỷ. Dù vậy, cũng như trên toàn cầu, thị trường xe ô tô điện tại nền kinh tế lớn nhất thế giới bắt đầu có xu hướng tăng trưởng chậm lại. Các hãng xe truyền thống, từ Ford đến GM đều giảm quy mô và hoãn kế hoạch sản xuất xe điện. Tesla - hãng đóng góp 55% doanh số năm ngoái - cũng cảnh báo "tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại đáng kể".
Fisker cũng phải hãng xe đầu tiên gặp vấn đề này. Trong hai năm qua, nhiều hãng xe điện Mỹ đã phá sản, gồm Proterra, Lordstown and Electric Last Mile Solutions. Nhu cầu giảm, khó tìm vốn và các thách thức về vận hành khi chuỗi cung ứng toàn cầu gặp nhiều vấn đề khiến họ sụp đổ.
Nhiều người dùng thắc mắc vì sao trên xe ô tô điện vẫn cần trang bị bình ắc quy 12V và sau đây là lý giải cho việc đó?
Nguồn: [Link nguồn]