Bị người khác xịt sơn kín xe có được bồi thường bảo hiểm?

Trường hợp người xịt sơn không chịu bồi thường có thể liên hệ công ty bảo hiểm để làm thủ tục bồi thường bảo hiểm.

Ngày hôm nay (ngày 5-4), các trang mạng xã hội về ô tô truyền tay nhau hình ảnh chủ nhân của chiếc xe Honda CR-V bị xịt sơn toàn bộ thân xe vì đậu xe trước nhà người khác. Theo đó, dư luận đưa ra nhiều ý kiến trái chiều liên quan đến hành vi này của cả chủ xe lẫn người xịt sơn.

Anh NVC cho rằng, đây là ý thức của người đậu xe và xứng đáng bị xử lý như vậy. Theo người này, việc xịt sơn là một trong những lời cảnh báo để chủ xe lần sau đậu xe có ý thức hơn.

Tuy nhiên, một số ý kiến khác cho rằng người xịt sơn đã vi phạm pháp luật đối với hành vi này. Cụ thể ở đây chính là hành vi phá hoại tài sản của người khác.

Trước trường hợp của chủ xe Honda CR-V này, nhiều chủ xe khác cũng đã gặp phải tình huống tương tự.

Chủ nhân chiếc xe khá bức xúc khi bị xịt sơn "nguyên con" xe. Ảnh: MXH

Chủ nhân chiếc xe khá bức xúc khi bị xịt sơn "nguyên con" xe. Ảnh: MXH

Vấn đề đặt ra ở đây là chủ xe nên làm gì trong các trường hợp này?

Trao đổi với PLO, ông Nguyễn Khắc Xuân (CEO Công ty TNHH Dịch vụ hỗ trợ bảo hiểm Infair) cho biết, nhanh nhất là chủ xe nên làm đơn tố giác tội phạm. Trường hợp, người thực hiện hành vi xịt sơn không đền mà có bảo hiểm thì yêu cầu đơn vị bảo hiểm bồi thường và chuyển quyền đòi bên gây thiệt hại cho đơn vị bảo hiểm đó.

“Tuy nhiên với điều kiện là công ty bảo hiểm có hợp đồng bảo hiểm cho hành vi phá hoại”- ông Xuân nhấn mạnh.

Theo tìm hiểu của PV, một số đơn vị bảo hiểm không quy định về hành vi phá hoại trong hợp đồng bảo hiểm. Do đó, chủ sở hữu chiếc xe có thể tố giác lên cơ quan chức năng.

Trước đó, Luật sư Bùi Quốc Tuấn, Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết, xét riêng về hành vi xịt sơn lên xe người khác thì đó là tội cố ý phá hỏng tài sản. Dù người đậu xe có lỗi, nhưng từng hành vi của mỗi người sẽ bị pháp luật điều chỉnh riêng. Như vậy hành vi xịt sơn đã vi phạm pháp luật mặc dù nguyên nhân dẫn đến có thể do lỗi của chủ xe.

Cụ thể, hành vi của người xịt sơn lên xe có thể sẽ cấu thành tội cố ý làm hư hỏng tài sản tại điều 178 BLHS 2015. Nếu thiệt hại chưa đến 2 triệu đồng và không thuộc các trường hợp tại khoản 1 Điều 178 BLHS 2015 thì sẽ bị xử phạt hành chính. Theo đó, người này có thể bị phạt tiền lên tới 5 triệu đồng về hành vi “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác”.

Nếu thiệt hại từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc các trường hợp tại khoản 1 Điều 178 thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xịt sơn lên xe đậu trước nhà có thể bị truy cứu tội hủy hoại

Hành vi xịt sơn lên xe là vi phạm pháp luật mặc dù nguyên nhân dẫn đến có thể do lỗi của chủ xe đậu sai quy định.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo THY NHUNG ([Tên nguồn])
Ô tô bị sơn chữ "NGU" lên thân xe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN