Ấn Độ siết chặt chất lượng xe ô tô do tai nạn gia tăng

Chỉ số báo động trung bình cứ 5 phút có 1 người chết vì tai nạn xe ở Ấn Độ đã hối thúc chính phủ nước này thực hiện quy định siết chặt an toàn xe ô tô.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê tại Ấn Độ cứ 5 phút có 1 người chết do tai nạn xe ô tô. Chỉ số này dự kiến còn có thể tăng lên tới 3 phút vào năm 2020. Tình trạng đó cho thấy, yêu cầu kiểm tra độ an toàn cần phải được thực hiện bắt buộc đối với xe ô tô ở Ấn Độ.

Thông thường các hãng sản xuất xe hơi để đảm bảo an toàn thường có các tính năng như chống bó cứng phanh (ABS), phân bổ lực phanh điện tử (EBD) và các túi khí. Các hãng xe như Ford, Maruti Suzuki, Toyota và Volkswagen thường xem đây là những thiết bị tiêu chuẩn. Nhưng rõ ràng là còn rất nhiều yêu cầu khác cần được thực hiện.

Ấn Độ siết chặt chất lượng xe ô tô do tai nạn gia tăng - 1

Ấn Độ tăng cường sát hạch chất lượng an toan của các xe ô tô mới.

Nhằm tạo sự an toàn hơn cho người dân khi tham gia giao thông, chính phủ Ấn Độ mới đây đã quyết định đưa ra các yêu cầu an toàn khắt khe hơn. Theo đó, tất cả các xe ô tô mới cần phải trải qua các bài thử nghiệm va chạm một cách bắt buộc. Việc thực hiện quy định này dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 10.2017.

Đi kèm với quy định trên, chính phủ Ấn Độ cũng cho các hãng sản xuất xe hơi cơ hội nâng cấp các mẫu xe cho phù hợp với quy định mới và hạn cuối của việc nâng cấp này là vào tháng 10.2018. Yêu cầu tối thiểu của quy định an toàn là các xe phải trải qua các bài kiểm tra va đập trước và bên xe. Nó sẽ được áp dụng cho tất cả các loại xe, kể cả các mẫu xe cỡ nhỏ và giá rẻ.

Ở bài kiểm tra va đập trước, xe phải chạy ở tốc độ 56 km/h, trong khi ở phía bên xe phải chạy ở tốc độ 50 km/h. Theo Rajan Katoch thuộc Hiệp hội Nghiên cứu ô tô Ấn Độ cho biết, Ấn Độ đã xây dựng một cơ sở kiểm tra an toàn xe toàn diện tại Chakan, gần Pune, để tiến hành sát hạch chất lượng của các xe mới.

Rất có thể với quy định này những xe rẻ, kém chất lượng ở Ấn Độ sẽ không còn “đất sống”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Văn Biên ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN