3 lỗi cơ bản cánh tài xế thường hay mắc phải và dễ bị phạt nhất!

Sự kiện: Siêu xe

Khi tham gia giao thông, cánh tài xế thường rất hay mắc phải những lỗi gần như là "vô tình" vì không nắm rõ Luật giao thông. Dưới đây là những lỗi cơ bản thường hay mắc phải nhất.

Sau đây là 3 lỗi vi phạm cực dễ mắc phải khi tham gia giao thông và mức phạt tương ứng, quý độc giả nên tham khảo để tránh bị phạt oan.

Lỗi đầu tiên: Rẻ phải khi gặp đèn đỏ

Hiện nay có rất nhiều người vẫn thản nhiên rẽ phải trong khi đèn tin hiệu giao thông vẫn đang ở đèn đỏ, và một điều khá ngạc nhiên, đó là rất ít người biết được khi đèn đỏ thì bắt buộc mọi phương tiện giao thông đều phải dừng lại (kể cả rẻ phải) trừ một số trường hợp ngoại lệ.

Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được phép lưu thông khi tín hiệu đèn chuyển sang màu đỏ trong một số trường hợp như:

– Có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông cho phép phương tiện được lưu thông (Có nghĩa là bất kể đèn vàng hay đèn đỏ, bạn phải tuân thủ theo hiệu lệnh của CSGT)

– Tại nút giao thông có đèn xanh báo hiệu ưu tiên cho phép lưu thông được lắp đặt kèm theo

– Tại nút giao thông có biển báo hiệu cho phép các xe lưu thông được lắp đặt kèm theo

– Tại nút giao thông có lắp đặt tiểu đảo để phân luồng cho phép các xe lưu thông trước khi đến đèn tín hiệu giao thông.

3 lỗi cơ bản cánh tài xế thường hay mắc phải và dễ bị phạt nhất! - 1

Như vậy nếu không có các tín hiệu cho phép phương tiện được rẽ phải khi đèn đỏ như tín hiệu đèn xanh báo hiệu cho phương tiện được phép rẽ phải, biển báo cho phép phương tiện được phép rẽ phải, có tiểu đảo phân luồng cho phép phương tiện được rẽ phải, hoặc có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông cho phép phương tiện được rẽ phải, mà các phương tiện vẫn cố tình rẽ phải thì đều bị coi là hành vi vượt đèn đỏ – hành vi trái pháp luật.

Mức phạt vi phạm khi vượt đèn đỏ:

Trường hợp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không tuân thủ quy định của pháp luật khi đèn đỏ là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:

– Phạt tiền từ 300.000 đến 400.000 đồng đối với người điều khiển mô tô, xe máy không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông.

– Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông.

Ngoài ra, người điều khiển phương tiện vi phạm còn bị tước giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.

Lỗi thứ 2, lỗi vượt đèn vàng

Nhiều người vẫn thường hiểu nhầm rằng đối với tín hiệu đèn giao thông, đèn xanh là được phép đi, vàng là được quyền đi chậm, đỏ là dừng. Tuy nhiên trên thực tế Luật giao thông đường bộ có quy định như sau:

– Tín hiệu đèn xanh là được đi; Tín hiệu đỏ là cấm đi;

– Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; Nếu nơi đặt đèn tín hiệu vàng không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Tín hiệu đèn vàng nhấp nháy thường được áp dụng vào những khung giờ hoặc những địa điểm có ít xe cộ đi lại, những nơi không nhất thiết phải dừng xe, nhường đường nhưng cần giảm tốc độ và quan sát kỹ khi di chuyển.

3 lỗi cơ bản cánh tài xế thường hay mắc phải và dễ bị phạt nhất! - 2

Vì hiểu lầm như vậy nên khi tham gia giao thông, không ít người đã vi phạm vào lỗi cơ bản nói trên. Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP, vượt đèn vàng sẽ bị khép vào hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, mức xử phạt cụ thể như sau:

– Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vi phạm bị phạt tiền từ 300-400 nghìn đồng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1-3 tháng theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 6 và Điểm b Khoản 12 Điều 6 Nghị định số 46.

– Người điều khiển xe ô tô vi phạm bị phạt tiền từ 1,2 – 2 triệu đồng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1-3 tháng theo Điểm a Khoản 5 Điều 5 và Điểm b Khoản 12 Điều 5 Nghị định số 46/2016.

– Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm bị phạt tiền từ 400-600 nghìn đồng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 1-3 tháng theo quy định tại Điểm g Khoản 4 Điều 7 và Điểm a Khoản 9 Điều 7 Nghị định số 46/2016.

– Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ vi phạm bị phạt tiền từ 60 – 80 nghìn đồng (Điểm h Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 46/2016).

– Người đi bộ, người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm bị phạt tiền từ 50- 60 nghìn đồng theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 9 và Điểm b Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 46/2016.

Lỗi thứ 3 thường hay gặp khi chuyển làn đường

Một trong những lỗi thường hay gặp nhất ở các tài xế, đặc biệt là tài xế mới là chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước. Việc không có tín hiệu báo trước rất dễ gây ra các tình huống tai nạn giao thông đáng tiếc.

Có hai trường hợp cụ thể cần phân biệt rõ ràng như sau:

– Chuyển làn đường: Khi bạn đang đi trên làn đường của mình nhưng muốn chuyển sang làn đường khác để đi do làn đường của bạn có vật cản, vậy thì bạn cần thực hiện việc sử dụng tín hiệu xi nhan xin chuyển làn.

– Chuyển hướng xe: Đối với trường hợp bạn thay đổi hướng đi, rẽ phải, rẽ trái để vào đoạn đường khác thì bạn cũng phải thực hiện việc sử dụng tín hiệu xi nhan xin chuyển hướng.

Mức xử phạt vi phạm khi chuyển làn sai cách:

– Xử phạt từ 80.000 – 100.000 đồng đối với trường hợp người điều khiển xe máy có hành vi “chuyển làn đường” không đúng quy định hoặc không có tín hiệu báo trước. Trường hợp đặc biệt, nếu người điều khiển phương tiện có một trong các hành vi: “Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông, vượt xe hoặc chuyển làn đường trái quy định gậy tai nạn giao thông” thì sẽ bị xử phạt tiền với mức phạt từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong 2 tháng.

– Xử phạt từ 300.000 – 500.000 đồng đồng đối trường hợp người điều khiển ô tô có hành vi “chuyển làn đường” không đúng quy định, hoặc không có tín hiệu báo trước. Trường hợp đặc biệt, nếu người điều khiển phương tiện có một trong các hành vi: “Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc” thì sẽ bị xử phạt tiền với mức phạt từ 800.000 – 1.200.000 đồng.

– Đối với trường hợp người điều khiển phương tiện có hành vi “chuyển hướng đường” không đúng quy định, không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo trước thì người điều khiển phương tiện xe máy và khác loại phương tiện tương tự xe máy thì người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 200.000 – 400.000 đồng.

– Đối với trường hợp người điều khiển phương tiện có hành vi “chuyển hướng đường” không đúng quy định, hoặc không có tín hiệu báo trước thì người điều khiển phương tiện xe ô tô và các loại phương tiện tương tự xe ô tô sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 600.000 – 800.000 đồng.

Trên đó là thông tin về những lỗi vi phạm giao thông cách tài xế thường hay mắc phải nhất. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả.

Cùng chờ đón những thông tin mới nhất về Luật giao thông Việt Nam ở những bài viết tiếp theo.

Sử dụng xe số tự động bạn đã biết ý nghĩa những kí hiệu trên cần số hay chưa?

Tìm hiểu về ý nghĩa của những kí hiệu trên cần số xe số tự động. Bạn đã sử dụng xe số tự động đúng cách hay...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ly Trần ([Tên nguồn])
Siêu xe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN