Triển lãm “Nếp xưa” tại bảo tàng Hà Nội thu hút sự quan tâm của người dân nhân dịp kỉ niệm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10). Triển lãm gợi lại cuộc sống của các gia đình khá giả với nhiều hiện vật giúp du khách hiểu rõ hơn về đời sống thời kì này.

Không gian phòng khách được coi như bộ mặt của ngôi nhà với sập gụ, tủ chè được chạm trổ tinh xảo. 

Hoành phi gỗ sơn son thếp vàng khắc hai chữ Hán "Hòa khí" đặt tại phòng khách, thể hiện mong muốn gia đình hòa thuận, vui vẻ

Bộ bàn ghế gỗ gụ, sơn nâu khảm trai ở không gian phòng khách được chạm lộng, chạm thủng đề tài hoa lá, chim, bướm, bầu rượu, túi thơ…

Tủ chùa vừa dùng để được các món đồ kỷ niệm, vừa là vật trang trí cho không gian phòng khách. 

Tranh cành vàng lá ngọc được làm bằng gỗ trắc. Trang trí đề tài hoa, quả, cây cối, bình hoa, đĩa, bằng vàng, ngọc cách màu. 

Theo truyền thống xưa các gia đình đều dành nơi trang trọng nhất của ngôi nhà để đặt ban thờ gia tiên. Thông thường đó là chiếc bàn hay tủ thờ được chạm khắc, sơn son, thếp vàng.

 Xung quanh bày đồ thờ có bát hương, mâm bồng, lọ hoa, chân nến... Phía trên thường treo bức hoành phi câu đối

Mảng chạm khắc gỗ sơn son thếp vàng ở phần chân đế của tủ thờ

Tranh giấy "Cá chép trông trăng" thể hiện mong muốn một cuộc sống viên mãn, may mắn trên con đường công danh sự nghiệp, học hành

 Bình vôi bằng sứ tráng men

Ảnh tư liệu thiếu nữ Hà Nội với trang phục áo dài và hình ảnh áo ngũ thân 5 khuy, tay chẽn thời kỳ này rất được ưa dùng cho cả đàn ông (trái) và phụ nữ (phải). Khi mặc chỉ cài 4 chiếc, để hở khuy cổ