Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021
Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >STT | Tỉnh thành | Ca nhiễm mới hôm qua |
Tổng Ca nhiễm |
Ca tử vong |
Ca tử vong công bố hôm qua |
---|---|---|---|---|---|
TỔNG | +769 | 10.737.087 | 43.052 | 3 | |
1 | Hà Nội | +158 | 1.605.587 | 1.245 | 0 |
2 | TP.HCM | +32 | 610.064 | 20.344 | 0 |
3 | Phú Thọ | +62 | 321.734 | 97 | 0 |
4 | Nghệ An | +54 | 485.595 | 143 | 0 |
5 | Bắc Ninh | +40 | 343.507 | 130 | 0 |
6 | Sơn La | +40 | 150.838 | 0 | 0 |
7 | Đà Nẵng | +38 | 104.015 | 326 | 0 |
8 | Yên Bái | +32 | 153.158 | 13 | 0 |
9 | Lào Cai | +27 | 182.242 | 38 | 0 |
10 | Quảng Ninh | +26 | 351.373 | 144 | 1 |
11 | Hòa Bình | +26 | 205.054 | 104 | 0 |
12 | Vĩnh Phúc | +21 | 369.220 | 19 | 0 |
13 | Hà Nam | +21 | 84.788 | 65 | 0 |
14 | Bắc Kạn | +17 | 76.107 | 30 | 0 |
15 | Hưng Yên | +16 | 241.164 | 5 | 0 |
16 | Tuyên Quang | +15 | 158.179 | 14 | 0 |
17 | Cao Bằng | +14 | 95.565 | 58 | 0 |
18 | Hải Dương | +13 | 363.229 | 117 | 0 |
19 | Thái Bình | +13 | 267.983 | 23 | 0 |
20 | Quảng Bình | +12 | 127.616 | 76 | 0 |
21 | Thái Nguyên | +11 | 185.882 | 110 | 0 |
22 | Ninh Bình | +11 | 99.455 | 90 | 0 |
23 | Nam Định | +11 | 296.193 | 149 | 0 |
24 | Hải Phòng | +9 | 120.911 | 135 | 0 |
25 | Quảng Trị | +8 | 81.869 | 37 | 0 |
26 | Thanh Hóa | +7 | 198.458 | 104 | 0 |
27 | Khánh Hòa | +6 | 117.926 | 366 | 0 |
28 | Lâm Đồng | +5 | 92.372 | 137 | 0 |
29 | Lạng Sơn | +5 | 157.043 | 86 | 0 |
30 | Bà Rịa - Vũng Tàu | +4 | 107.169 | 487 | 0 |
31 | Điện Biên | +4 | 88.305 | 20 | 0 |
32 | Bắc Giang | +3 | 387.697 | 97 | 0 |
33 | Lai Châu | +2 | 74.015 | 0 | 0 |
34 | Bến Tre | +2 | 97.572 | 504 | 2 |
35 | Bình Thuận | +2 | 52.650 | 475 | 0 |
36 | Cà Mau | +1 | 150.043 | 352 | 0 |
37 | Đồng Tháp | +1 | 50.528 | 1.040 | 0 |
38 | Quảng Nam | 0 | 48.902 | 139 | 0 |
39 | Kon Tum | 0 | 26.237 | 1 | 0 |
40 | Phú Yên | 0 | 52.816 | 130 | 0 |
41 | Trà Vinh | 0 | 65.497 | 298 | 0 |
42 | Vĩnh Long | 0 | 100.435 | 831 | 0 |
43 | Kiên Giang | 0 | 39.842 | 1.017 | 0 |
44 | Bình Định | 0 | 139.090 | 282 | 0 |
45 | Thừa Thiên Huế | 0 | 46.393 | 172 | 0 |
46 | Bình Phước | 0 | 118.373 | 219 | 0 |
47 | Bạc Liêu | 0 | 46.407 | 472 | 0 |
48 | Đồng Nai | 0 | 106.636 | 1.890 | 0 |
49 | Đắk Lắk | 0 | 170.786 | 189 | 0 |
50 | Tây Ninh | 0 | 137.355 | 877 | 0 |
51 | Sóc Trăng | 0 | 34.796 | 627 | 0 |
52 | Bình Dương | 0 | 383.854 | 3.465 | 0 |
53 | An Giang | 0 | 41.865 | 1.382 | 0 |
54 | Ninh Thuận | 0 | 8.817 | 56 | 0 |
55 | Đắk Nông | 0 | 72.984 | 46 | 0 |
56 | Quảng Ngãi | 0 | 47.644 | 121 | 0 |
57 | Gia Lai | 0 | 69.249 | 116 | 0 |
58 | Hậu Giang | 0 | 17.545 | 231 | 0 |
59 | Cần Thơ | 0 | 49.553 | 952 | 0 |
60 | Tiền Giang | 0 | 35.821 | 1.238 | 0 |
61 | Long An | 0 | 48.929 | 991 | 0 |
62 | Hà Giang | 0 | 122.240 | 79 | 0 |
63 | Hà Tĩnh | 0 | 49.915 | 51 | 0 |
Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam
Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >Số mũi đã tiêm toàn quốc
251.680.004
Số mũi tiêm hôm qua
223.705
Có nhiều triệu chứng của hậu COVID-19
Hiện nay các vấn đề liên quan tới hội chứng hậu COVID-19 đang được người dân rất quan tâm. Có người mất ngủ, có người mệt mỏi kéo dài cả tháng, đau lưng, suy nhược cơ thể. Tuy nhiên, theo chuyên gia y tế hậu COVID-19 không hề đáng sợ nếu chúng ta hiểu đúng về nó.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, chúng ta cần công nhận, COVID-19 để lại rất nhiều hậu quả nặng nề. Đối với mỗi cá nhân, đó là những hậu quả cả về mặt tinh thần và thể chất.
Người dân đến đăng ký khám hậu COVID-19.
Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, ở khía cạnh tinh thần, sau khi trải qua thảm họa đại dịch, đã chứng kiến những tác động của đại dịch tới bản thân, gia đình và xã hội, bộ phận người dân đã gặp phải những sang chấn tâm lý.
Do đó, người bệnh có thể cảm thấy stress, trầm cảm, lo âu, mất ngủ, hồi hộp… sau COVID-19. Thực tiễn điều trị cũng như các nghiên cứu khoa học cũng đã ghi nhận điều tương tự của người bệnh mắc các bệnh nan y hay trong các đại dịch nguy hiểm trước đó.
Đối với thể chất, một số biểu hiện hậu COVID-19 rất phổ biến có thể kể đến như các triệu chứng hô hấp.
Dẫn chứng thực tế tại Bệnh viện Bạch Mai, PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết có 50-60% những bệnh nhân sau mắc COVID-19 với triệu chứng hô hấp kéo dài đến khám được chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp vi tính lồng ngực thấy có tổn thương; Sốt nhẹ, khó thở, mệt mỏi, đau cơ, khớp, rụng tóc, xơ phổi, tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực, rối loạn nội tiết, huyết học bị huyết khối…
Có trường hợp xuất hiện rối loạn tiêu hóa: ăn không ngon miệng, chán ăn, đau dạ dày, tiêu chảy; buồn nôn, nôn, đau thượng vị; Rối loạn vị giác hoặc khứu giác, phát ban…
Các triệu chứng về tâm thần như: rối loạn tâm lý, giảm sự tập trung, lo âu, trầm cảm, bồn chồn, rối loạn giấc ngủ, mau quên, không tập trung. Một số người xuất hiện tình trạng não sương mù, nhận thức kém, đọc chậm, giảm trí nhớ ngắn hạn, thay đổi tâm trạng.
Hậu COVID-19 có thể xảy ra với bất kỳ ai
PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho hay, không giống một số hội chứng hậu bệnh lý khác có xu hướng chỉ xảy ra ở những người đã bị bệnh nặng, hậu COVID-19 có thể xảy ra với bất kỳ người nào đã mắc COVID-19, ngay cả khi bị bệnh nhẹ.
Người có bệnh nền, người mắc COVID-19 trở nặng, nguy kịch, người cao tuổi cần đi khám hậu COVID-19. Những người mắc COVID-19 nhẹ, không triệu chứng cũng cần đi khám nếu những di chứng hậu COVID-19 ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, sức khỏe. Đặc biệt cần nhấn mạnh, đó là những người có chỉ định tái khám sau COVID-19 của bác sĩ cần tới khám đúng lịch hẹn.
Cục trưởng Lương Ngọc Khuê cũng cảnh báo không ít trường hợp bác sĩ hẹn khám lại nhưng không tới khám, trong khi đó lại uống thuốc không rõ nguồn gốc trên mạng khiến tình trạng sức khỏe càng thêm yếu hơn.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết, hiện nay, đối với những di chứng về mặt tinh thần của người bệnh, Bộ Y tế đã giao Bệnh viện Tâm thần Trung ương xây dựng phác đồ cụ thể để hướng dẫn các bác sĩ điều trị các triệu chứng có liên quan.
Về mặt thể chất, Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo các bệnh viện hướng dẫn, đưa ra những bài tập để giúp người dân tập luyện phục hồi chức năng. Đơn cử như Bệnh viện Phổi Trung ương sẽ xây dựng những bài tập thở, phục hồi chức năng phổi.
Thực tế, Bộ Y tế cũng đã có những bước chuẩn bị cho sự xuất hiện của hội chứng hậu COVID-19 từ trước đó. Cụ thể, chiến lược của Bộ Y tế là các bệnh viện hoạt động bình thường, và bệnh nhân COVID-19 mắc bệnh nền thuộc chuyên khoa nào thì sẽ được điều trị tại bệnh viện chuyên khoa đó.
Khác với giai đoạn đầu, người bệnh mắc COVID-19 đều tập trung điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Bởi như chiến lược hiện nay của Bộ Y tế thì người bệnh sẽ điều trị hậu COVID-19 tại chính những bệnh viện chuyên khoa đã điều trị COVID-19 cho mình.
Từ đó, người bệnh sẽ được theo dõi, dự phòng và điều trị về tình trạng hậu COVID-19 của mình dưới sự giúp đỡ của các bác sĩ đúng chuyên khoa.
“Tôi khẳng định, hậu COVID-19 không hề đáng sợ. Chúng ta sẽ không còn hoang mang nếu chúng ta hiểu rõ về nó. Theo ghi nhận thực tế của các bác sĩ, hầu hết những biến chứng hậu COVID-19 không gây nguy hiểm hay tử vong, mà chủ yếu ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của người bệnh
Rất nhiều trường hợp đã vượt qua các triệu chứng phổ biến hậu COVID-19 như trầm cảm, mất ngủ, lo âu kéo dài… chỉ bằng cách thay đổi suy nghĩ, tập luyện và cân bằng lại tâm lý. Tuy nhiên, những trường hợp có bệnh nền, tổn thương đã được bác sĩ hẹn khám lại thì cần phải đi tái khám”, PGS Khuê cho hay.
Khi có bất kỳ bất thường nào về sức khỏe sau khi nhiễm COVID-19, người bệnh nên đến cơ sở y tế để thăm khám hoặc liên hệ nhân viên y tế để được hỗ trợ tư vấn, nhằm phát hiện sớm các di chứng, biến chứng, bệnh lý mắc phải để điều trị kịp thời, hiệu quả.
Đối với người trẻ không có triệu chứng khi nhiễm bệnh vẫn có thể mắc hội chứng hậu COVID-19. Vì vậy, việc theo dõi sát các biểu hiện bất thường của bản thân là việc cần thiết, không nên chủ quan.