Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021
Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >STT | Tỉnh thành | Ca nhiễm mới hôm qua |
Tổng Ca nhiễm |
Ca tử vong |
Ca tử vong công bố hôm qua |
---|---|---|---|---|---|
TỔNG | +769 | 10.737.087 | 43.052 | 3 | |
1 | Hà Nội | +158 | 1.605.587 | 1.245 | 0 |
2 | TP.HCM | +32 | 610.064 | 20.344 | 0 |
3 | Phú Thọ | +62 | 321.734 | 97 | 0 |
4 | Nghệ An | +54 | 485.595 | 143 | 0 |
5 | Bắc Ninh | +40 | 343.507 | 130 | 0 |
6 | Sơn La | +40 | 150.838 | 0 | 0 |
7 | Đà Nẵng | +38 | 104.015 | 326 | 0 |
8 | Yên Bái | +32 | 153.158 | 13 | 0 |
9 | Lào Cai | +27 | 182.242 | 38 | 0 |
10 | Quảng Ninh | +26 | 351.373 | 144 | 1 |
11 | Hòa Bình | +26 | 205.054 | 104 | 0 |
12 | Vĩnh Phúc | +21 | 369.220 | 19 | 0 |
13 | Hà Nam | +21 | 84.788 | 65 | 0 |
14 | Bắc Kạn | +17 | 76.107 | 30 | 0 |
15 | Hưng Yên | +16 | 241.164 | 5 | 0 |
16 | Tuyên Quang | +15 | 158.179 | 14 | 0 |
17 | Cao Bằng | +14 | 95.565 | 58 | 0 |
18 | Hải Dương | +13 | 363.229 | 117 | 0 |
19 | Thái Bình | +13 | 267.983 | 23 | 0 |
20 | Quảng Bình | +12 | 127.616 | 76 | 0 |
21 | Thái Nguyên | +11 | 185.882 | 110 | 0 |
22 | Ninh Bình | +11 | 99.455 | 90 | 0 |
23 | Nam Định | +11 | 296.193 | 149 | 0 |
24 | Hải Phòng | +9 | 120.911 | 135 | 0 |
25 | Quảng Trị | +8 | 81.869 | 37 | 0 |
26 | Thanh Hóa | +7 | 198.458 | 104 | 0 |
27 | Khánh Hòa | +6 | 117.926 | 366 | 0 |
28 | Lâm Đồng | +5 | 92.372 | 137 | 0 |
29 | Lạng Sơn | +5 | 157.043 | 86 | 0 |
30 | Bà Rịa - Vũng Tàu | +4 | 107.169 | 487 | 0 |
31 | Điện Biên | +4 | 88.305 | 20 | 0 |
32 | Bắc Giang | +3 | 387.697 | 97 | 0 |
33 | Lai Châu | +2 | 74.015 | 0 | 0 |
34 | Bến Tre | +2 | 97.572 | 504 | 2 |
35 | Bình Thuận | +2 | 52.650 | 475 | 0 |
36 | Cà Mau | +1 | 150.043 | 352 | 0 |
37 | Đồng Tháp | +1 | 50.528 | 1.040 | 0 |
38 | Quảng Nam | 0 | 48.902 | 139 | 0 |
39 | Kon Tum | 0 | 26.237 | 1 | 0 |
40 | Phú Yên | 0 | 52.816 | 130 | 0 |
41 | Trà Vinh | 0 | 65.497 | 298 | 0 |
42 | Vĩnh Long | 0 | 100.435 | 831 | 0 |
43 | Kiên Giang | 0 | 39.842 | 1.017 | 0 |
44 | Bình Định | 0 | 139.090 | 282 | 0 |
45 | Thừa Thiên Huế | 0 | 46.393 | 172 | 0 |
46 | Bình Phước | 0 | 118.373 | 219 | 0 |
47 | Bạc Liêu | 0 | 46.407 | 472 | 0 |
48 | Đồng Nai | 0 | 106.636 | 1.890 | 0 |
49 | Đắk Lắk | 0 | 170.786 | 189 | 0 |
50 | Tây Ninh | 0 | 137.355 | 877 | 0 |
51 | Sóc Trăng | 0 | 34.796 | 627 | 0 |
52 | Bình Dương | 0 | 383.854 | 3.465 | 0 |
53 | An Giang | 0 | 41.865 | 1.382 | 0 |
54 | Ninh Thuận | 0 | 8.817 | 56 | 0 |
55 | Đắk Nông | 0 | 72.984 | 46 | 0 |
56 | Quảng Ngãi | 0 | 47.644 | 121 | 0 |
57 | Gia Lai | 0 | 69.249 | 116 | 0 |
58 | Hậu Giang | 0 | 17.545 | 231 | 0 |
59 | Cần Thơ | 0 | 49.553 | 952 | 0 |
60 | Tiền Giang | 0 | 35.821 | 1.238 | 0 |
61 | Long An | 0 | 48.929 | 991 | 0 |
62 | Hà Giang | 0 | 122.240 | 79 | 0 |
63 | Hà Tĩnh | 0 | 49.915 | 51 | 0 |
Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam
Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >Số mũi đã tiêm toàn quốc
251.680.004
Số mũi tiêm hôm qua
223.705
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, thành viên nhóm Bác sĩ quân y hỗ trợ chăm sóc F0 tại nhà cho biết, trước hết cần phải khẳng định COVID-19 là bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra và thuốc kháng sinh thì không có tác dụng với virus.
Thực tế, một số trường hợp cần sử dụng kháng sinh để dự phòng nhiễm khuẩn. Khi cơ thể bị nhiễm virus, sức đề kháng giảm, nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm sẽ cao hơn.
(Ảnh minh họa).
Với các bệnh nhân nhiều bệnh nền, sức đề kháng vốn đã kém thì nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn là có. Những F0 lúc bình thường hay viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm xoang... cũng nên cân nhắc sử dụng kháng sinh sớm để dự phòng. Tuy nhiên, không nên dùng tới 2 loại để dự phòng, chỉ một loại dự phòng là đủ và điều quan trọng là cần có sự chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý uống.
"Thậm chí một số người, dù không có các nguy cơ trên, vẫn cứ theo các đơn thuốc truyền tai nhau, uống cùng lúc đến 2 loại kháng sinh mạnh, trong khi không hề có dấu hiệu nhiễm khuẩn. Việc lạm dụng kháng sinh về cơ bản không gây chết người như kháng viêm corticoid, nhưng sẽ khiến gan, thận bị quá tải, trong khi cơ thể đang kiệt quệ do bị virus tấn công", BS Hoàng cho biết.
Ngoài ra, nếu dùng không đúng, sẽ khiến vi khuẩn bị nhờn thuốc, lần sau nếu bị nhiễm khuẩn, các thuốc đó không còn tác dụng.
Theo bác sĩ, đa số các F0 đợt này có đau rát họng, sưng họng. Vì thế, người bệnh không cần vội vã dùng kháng sinh (không có tác dụng với virus) hay kháng viêm corticoid (giúp đỡ sưng đau nhưng lại khiến virus nhân lên mạnh hơn, nhiều tác dụng phụ nguy hiểm), mà điều trị triệu chứng. Chẳng hạn sốt thì uống thuốc hạ sốt, ho thì có các bài thuốc giảm ho, viên ngậm giảm ho, súc họng…
Nếu có nhiễm khuẩn, cần hỏi ý kiến bác sĩ để dùng kháng sinh. Lưu ý, một khi đã dùng cần dùng liều đủ mạnh, sau đó có thể giảm dần liều. Dùng thuốc cũng khiến hệ vi khuẩn ruột bị tổn thương, nên phải bổ sung men tiêu hóa.
Bác sĩ Đỗ Tuấn Anh, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, một số người hỏi xin đơn thuốc mẫu dự phòng dành cho người bị F0. Tuy nhiên, theo bác sĩ Đỗ Anh, không có đơn thuốc mẫu nào cho tất cả các F0.
BS lý giải, COVID-19 là một loại bệnh do vi rút đường hô hấp. Biểu hiện triệu chứng khác nhau rất rõ giữa các cá thể. Khi điều trị còn phụ thuộc vào đáp ứng miễn dịch của mỗi người; đã tiêm hay chưa tiêm vắc xin; có tiền sử dị ứng, bệnh nền hay không… Nên nếu áp một đơn thuốc cho tất cả các bệnh nhân thì chắc chắn sẽ dẫn tới tình trạng lạm dụng thuốc, thừa thuốc.
BS chỉ tư vấn và điều trị cá thể hóa từng F0 một, tùy thuộc vào triệu chứng, biểu hiện của F0 như nào bác sĩ sẽ điều trị tới đó, tránh sử dụng thừa thuốc, gây ngộ độc thuốc nguy hiểm. Nhất với trẻ em là điều trị triệu chứng, bởi với trẻ dưới 18 tuổi hoàn toàn không có thuốc điều trị đặc hiệu.
Mục tiêu của việc điều trị và quản lý F0 nhi tại nhà thì vấn đề an toàn đặt lên hàng đầu. An toàn sử dụng thuốc, tránh việc lạm dụng và sử dụng thuốc quá đà.
Bác sĩ Đỗ Tuấn Anh cho biết, qua quá trình thăm khám, nhiều gia đình, trẻ F0 ngày thứ nhất, tới ngày thứ hai đã sử dụng kháng sinh; hoặc xin bác sĩ kê thuốc kháng sinh.
“Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, bởi kháng sinh chỉ có vai trò điều trị vi khuẩn, hoàn toàn không có vai trò trong điều trị bệnh. Kháng sinh chỉ có thể dùng điều trị bội nhiễm khi trẻ mắc COVID-19. Khi có bội nhiễm viêm họng, viêm thanh quản, viêm phổi, hoặc nhiễm khuẩn tiêu hóa mới sử dụng đến kháng sinh cho trẻ”, bác sĩ Đỗ Anh cho hay.
Hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế cũng nêu rõ, các trường hợp không triệu chứng hoặc nhẹ không cần dùng kháng sinh, những trường hợp trung bình có thể cân nhắc. Ngoài ra, các trường hợp nặng và nguy kịch đều có chỉ định dùng kháng sinh.