Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021
Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >STT | Tỉnh thành | Ca nhiễm mới hôm qua |
Tổng Ca nhiễm |
Ca tử vong |
Ca tử vong công bố hôm qua |
---|---|---|---|---|---|
TỔNG | +769 | 10.737.087 | 43.052 | 3 | |
1 | Hà Nội | +158 | 1.605.587 | 1.245 | 0 |
2 | TP.HCM | +32 | 610.064 | 20.344 | 0 |
3 | Phú Thọ | +62 | 321.734 | 97 | 0 |
4 | Nghệ An | +54 | 485.595 | 143 | 0 |
5 | Bắc Ninh | +40 | 343.507 | 130 | 0 |
6 | Sơn La | +40 | 150.838 | 0 | 0 |
7 | Đà Nẵng | +38 | 104.015 | 326 | 0 |
8 | Yên Bái | +32 | 153.158 | 13 | 0 |
9 | Lào Cai | +27 | 182.242 | 38 | 0 |
10 | Quảng Ninh | +26 | 351.373 | 144 | 1 |
11 | Hòa Bình | +26 | 205.054 | 104 | 0 |
12 | Vĩnh Phúc | +21 | 369.220 | 19 | 0 |
13 | Hà Nam | +21 | 84.788 | 65 | 0 |
14 | Bắc Kạn | +17 | 76.107 | 30 | 0 |
15 | Hưng Yên | +16 | 241.164 | 5 | 0 |
16 | Tuyên Quang | +15 | 158.179 | 14 | 0 |
17 | Cao Bằng | +14 | 95.565 | 58 | 0 |
18 | Hải Dương | +13 | 363.229 | 117 | 0 |
19 | Thái Bình | +13 | 267.983 | 23 | 0 |
20 | Quảng Bình | +12 | 127.616 | 76 | 0 |
21 | Thái Nguyên | +11 | 185.882 | 110 | 0 |
22 | Ninh Bình | +11 | 99.455 | 90 | 0 |
23 | Nam Định | +11 | 296.193 | 149 | 0 |
24 | Hải Phòng | +9 | 120.911 | 135 | 0 |
25 | Quảng Trị | +8 | 81.869 | 37 | 0 |
26 | Thanh Hóa | +7 | 198.458 | 104 | 0 |
27 | Khánh Hòa | +6 | 117.926 | 366 | 0 |
28 | Lâm Đồng | +5 | 92.372 | 137 | 0 |
29 | Lạng Sơn | +5 | 157.043 | 86 | 0 |
30 | Bà Rịa - Vũng Tàu | +4 | 107.169 | 487 | 0 |
31 | Điện Biên | +4 | 88.305 | 20 | 0 |
32 | Bắc Giang | +3 | 387.697 | 97 | 0 |
33 | Lai Châu | +2 | 74.015 | 0 | 0 |
34 | Bến Tre | +2 | 97.572 | 504 | 2 |
35 | Bình Thuận | +2 | 52.650 | 475 | 0 |
36 | Cà Mau | +1 | 150.043 | 352 | 0 |
37 | Đồng Tháp | +1 | 50.528 | 1.040 | 0 |
38 | Quảng Nam | 0 | 48.902 | 139 | 0 |
39 | Kon Tum | 0 | 26.237 | 1 | 0 |
40 | Phú Yên | 0 | 52.816 | 130 | 0 |
41 | Trà Vinh | 0 | 65.497 | 298 | 0 |
42 | Vĩnh Long | 0 | 100.435 | 831 | 0 |
43 | Kiên Giang | 0 | 39.842 | 1.017 | 0 |
44 | Bình Định | 0 | 139.090 | 282 | 0 |
45 | Thừa Thiên Huế | 0 | 46.393 | 172 | 0 |
46 | Bình Phước | 0 | 118.373 | 219 | 0 |
47 | Bạc Liêu | 0 | 46.407 | 472 | 0 |
48 | Đồng Nai | 0 | 106.636 | 1.890 | 0 |
49 | Đắk Lắk | 0 | 170.786 | 189 | 0 |
50 | Tây Ninh | 0 | 137.355 | 877 | 0 |
51 | Sóc Trăng | 0 | 34.796 | 627 | 0 |
52 | Bình Dương | 0 | 383.854 | 3.465 | 0 |
53 | An Giang | 0 | 41.865 | 1.382 | 0 |
54 | Ninh Thuận | 0 | 8.817 | 56 | 0 |
55 | Đắk Nông | 0 | 72.984 | 46 | 0 |
56 | Quảng Ngãi | 0 | 47.644 | 121 | 0 |
57 | Gia Lai | 0 | 69.249 | 116 | 0 |
58 | Hậu Giang | 0 | 17.545 | 231 | 0 |
59 | Cần Thơ | 0 | 49.553 | 952 | 0 |
60 | Tiền Giang | 0 | 35.821 | 1.238 | 0 |
61 | Long An | 0 | 48.929 | 991 | 0 |
62 | Hà Giang | 0 | 122.240 | 79 | 0 |
63 | Hà Tĩnh | 0 | 49.915 | 51 | 0 |
Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam
Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >Số mũi đã tiêm toàn quốc
251.680.004
Số mũi tiêm hôm qua
223.705
AstraZeneca vừa thông tin đến báo chí về dữ liệu phân tích bổ sung chứng minh mũi tiêm thứ 3 cũng giúp tăng phản ứng kháng thể chống biến thể Omicron.
Theo đó, dữ liệu mới từ thử nghiệm cho thấy phản ứng kháng thể chống lại các biến thể Beta, Delta, Alpha và Gamma tăng đáng kể sau khi tiêm mũi thứ 3 tăng cường của AstraZeneca.
Vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca.
Kết quả khả quan từ phân tích sơ bộ của một thử nghiệm nghiên cứu về khả năng sinh miễn dịch và tính an toàn của vắc-xin (có tên D7220C00001) cho thấy việc sử dụng vắ-xin COVID-19 của AstraZeneca, còn có tên là Vaxzevria (ChAdOx1-S [Tái tổ hợp], làm mũi tiêm thứ 3 tăng cường, giúp tăng đáp ứng miễn dịch chống lại các biến thể của vi rút SARS-CoV-2 như Beta, Delta, Alpha và Gamma.
Đồng thời, một phân tích riêng biệt của các mẫu lấy từ thử nghiệm này cho thấy đáp ứng kháng thể đối với biến thể Omicron cũng được tăng cường.
Kết quả được ghi nhận ở những người trước đó đã tiêm Vaxzevria hoặc vắc xin mRNA.
Những dữ liệu này củng cố thêm những bằng chứng đang ngày càng nhiều, ủng hộ việc sử dụng Vaxzevria làm liều tiêm thứ 3 tăng cường, bất kể trước đó tiêm liệu trình cơ bản bằng loại vắc-xin nào.
Trước nhu cầu cấp bách về liều tiêm tăng cường, AstraZeneca đang tiếp tục đệ trình những dữ liệu bổ sung này lên các cơ quan y tế trên toàn thế giới.
Ông Mene Pangalos, Phó Chủ tịch Điều hành BioPharmaceuticals R&D thuộc AstraZeneca, cho biết: “Vaxzevria đã giúp bảo vệ hàng trăm triệu người trên thế giới trước đại dịch COVID-19, và các dữ liệu trên cho thấy vắc xin này giữ vai trò quan trọng trong việc dùng làm mũi tiêm thứ 3 tăng cường, kể cả khi trước đó người dân đã tiêm các loại vắc-xin khác. Trong bối cảnh cấp bách hiện tại của đại dịch, cũng như với khả năng tăng cường phản ứng miễn dịch chống lại biến thể Omicron của Vaxzevria, chúng tôi sẽ tiếp tục đệ trình hồ sơ lên các cơ quan quản lý trên thế giới để sử dụng vắc-xin này làm mũi tiêm thứ 3 tăng cường.”
Giáo sư Andrew J Pollard, nhà nghiên cứu chính và trưởng nhóm nghiên cứu Oxford Vaccine Group, Đại học Oxford, cho biết: “Những nghiên cứu quan trọng này chứng minh rằng việc sử dụng vắc-xin Vaxzevria làm mũi tiêm thứ 3 sau liệu trình tiêm hai liều vắc-xin cùng loại, hoặc vắc xin mRNA hoặc vắc xin bất hoạt, đều giúp tăng cường mạnh mẽ khả năng miễn dịch chống lại COVID-19. Vắc-xin Oxford-AstraZeneca là một lựa chọn phù hợp để tăng miễn dịch cộng đồng tại những quốc gia đang cân nhắc chương trình tiêm mũi tăng cường, góp phần củng cố thêm hiệu quả bảo vệ đã được minh chứng với hai liều tiêm trước đó.”
Nitin Kapoor, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc AstraZeneca Việt Nam và Các Thị trường Mới nổi Khu vực Châu Á, chia sẻ: “Chúng tôi tự hào khi vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong chương trình tiêm chủng thần tốc của Việt Nam, và đã được sử dụng làm mũi tiêm thứ 3 tăng cường từ đầu tháng 12 vừa qua. Trong năm 2022, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với Chính phủ, Bộ Y tế nhằm nỗ lực bảo vệ sức khỏe cộng đồng thông qua việc cung ứng vắc xin…”