Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021

Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >
Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 09:04 23/11/2024
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới
hôm qua
Tổng Ca
nhiễm
Ca tử
vong
Ca tử vong
công bố hôm qua
TỔNG +769 10.737.087 43.052 3
1 Hà Nội +158 1.605.587 1.245 0
2 TP.HCM +32 610.064 20.344 0
3 Phú Thọ +62 321.734 97 0
4 Nghệ An +54 485.595 143 0
5 Bắc Ninh +40 343.507 130 0
6 Sơn La +40 150.838 0 0
7 Đà Nẵng +38 104.015 326 0
8 Yên Bái +32 153.158 13 0
9 Lào Cai +27 182.242 38 0
10 Quảng Ninh +26 351.373 144 1
11 Hòa Bình +26 205.054 104 0
12 Vĩnh Phúc +21 369.220 19 0
13 Hà Nam +21 84.788 65 0
14 Bắc Kạn +17 76.107 30 0
15 Hưng Yên +16 241.164 5 0
16 Tuyên Quang +15 158.179 14 0
17 Cao Bằng +14 95.565 58 0
18 Hải Dương +13 363.229 117 0
19 Thái Bình +13 267.983 23 0
20 Quảng Bình +12 127.616 76 0
21 Thái Nguyên +11 185.882 110 0
22 Ninh Bình +11 99.455 90 0
23 Nam Định +11 296.193 149 0
24 Hải Phòng +9 120.911 135 0
25 Quảng Trị +8 81.869 37 0
26 Thanh Hóa +7 198.458 104 0
27 Khánh Hòa +6 117.926 366 0
28 Lâm Đồng +5 92.372 137 0
29 Lạng Sơn +5 157.043 86 0
30 Bà Rịa - Vũng Tàu +4 107.169 487 0
31 Điện Biên +4 88.305 20 0
32 Bắc Giang +3 387.697 97 0
33 Lai Châu +2 74.015 0 0
34 Bến Tre +2 97.572 504 2
35 Bình Thuận +2 52.650 475 0
36 Cà Mau +1 150.043 352 0
37 Đồng Tháp +1 50.528 1.040 0
38 Quảng Nam 0 48.902 139 0
39 Kon Tum 0 26.237 1 0
40 Phú Yên 0 52.816 130 0
41 Trà Vinh 0 65.497 298 0
42 Vĩnh Long 0 100.435 831 0
43 Kiên Giang 0 39.842 1.017 0
44 Bình Định 0 139.090 282 0
45 Thừa Thiên Huế 0 46.393 172 0
46 Bình Phước 0 118.373 219 0
47 Bạc Liêu 0 46.407 472 0
48 Đồng Nai 0 106.636 1.890 0
49 Đắk Lắk 0 170.786 189 0
50 Tây Ninh 0 137.355 877 0
51 Sóc Trăng 0 34.796 627 0
52 Bình Dương 0 383.854 3.465 0
53 An Giang 0 41.865 1.382 0
54 Ninh Thuận 0 8.817 56 0
55 Đắk Nông 0 72.984 46 0
56 Quảng Ngãi 0 47.644 121 0
57 Gia Lai 0 69.249 116 0
58 Hậu Giang 0 17.545 231 0
59 Cần Thơ 0 49.553 952 0
60 Tiền Giang 0 35.821 1.238 0
61 Long An 0 48.929 991 0
62 Hà Giang 0 122.240 79 0
63 Hà Tĩnh 0 49.915 51 0

Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam

Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 15/08/2022

Số mũi đã tiêm toàn quốc

251.680.004

Số mũi tiêm hôm qua

223.705


Tiêm vắc-xin phòng COVID-19 và một số yếu tố tâm lý liên quan

Thời gian gần đây, Khoa Sức khỏe vị thành niên - Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận điều trị một số trường hợp trẻ từ 13-15 tuổi có triệu chứng co giật, ngất sau khi tiêm vắc-xin phòng COVID-19. Các chuyên gia cho biết, một số biểu hiện xuất hiện sau tiêm vắc-xin phòng COVID-19 có thể không liên quan đến vắc-xin mà liên quan đến yếu tố tâm lý.

TS.BS Đỗ Minh Loan – Trưởng Khoa Sức khỏe Vị thành niên đang thăm khám và tư vấn cho bệnh nhi rối loạn phân ly.

TS.BS Đỗ Minh Loan, Trưởng khoa Sức khỏe Vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, điển hình là bệnh nhi K.H (14 tuổi, ở Hà Nội). Đây là trẻ có tính cách lo âu, có nhiều ám ảnh sợ bệnh tật từ bé.

Tiền sử bệnh tật có nhiều sự kiện tác động và củng cố cho những lo lắng của trẻ. Gắn với mỗi sự kiện đau ốm, trẻ đều có những trải nghiệm lo lắng. Trẻ rất dễ bị ám thị bởi các thông tin bệnh tật từ người thân hoặc những người xung quanh. Ngoài ra, trẻ cũng có nhiều lo lắng liên quan tới tuổi dậy thì: kinh nguyệt không đều, mụn trứng cá và áp lực học tập.

“Trước khi tiêm vắc-xin phòng COVID-19, cháu sợ quá, sau tiêm 15 phút cháu bị ngất và được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để theo dõi và điều trị”- K.H chia sẻ.

Trường hợp thứ hai là bé trai M.Q (14 tuổi, ở Hà Nội). Trẻ có nhiều mục tiêu và áp lực học tập. Sự ra đi đột ngột của bố cách đây 1 năm là yếu tố thúc đẩy lo lắng và khó khăn của trẻ. Có một thời gian dài trẻ tự tạo áp lực cho bản thân trong học tập vì muốn đáp ứng mong mỏi của gia đình rất kỳ vọng về trẻ. Trẻ vùi mình vào việc học, thường xuyên thức khuya đến 2-3h sáng để ôn thi. Trước thời điểm tiêm vắc-xin phòng COVID-19, trẻ đang gấp rút chuẩn bị cho nhiều cuộc thi tuyển: toán, tin, võ thuật, công nghệ trẻ… Trên nền những căng thẳng sẵn có (kéo dài trong thời gian từ sau khi bố mất), thời điểm thi cử dồn dập và lo lắng khi tiêm vắc-xin phòng COVID-19 gần đây đã đẩy trẻ vào trạng thái lo âu quá mức dẫn đến phản ứng run, co giật, ngất sau tiêm.

Rối loạn phân ly- Một trong những rối loạn thường gặp ở trẻ vị thành niên

Theo TS.BS Đỗ Minh Loan, Trưởng khoa Sức khỏe Vị thành niên, khi xảy ra hiện tượng trên các trẻ đã được đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương để theo dõi và điều trị. Các bác sĩ thăm khám và loại trừ các nguyên nhân thực thể, bước đầu xác định các cháu bị co giật phân ly, một trong những biểu hiện của rối loạn phân ly.

Rối loạn phân ly là bệnh lý tâm thần thường gặp, tỷ lệ: 0,3-0,5% dân số. Theo Phân loại bệnh của Tổ chức Y tế thế giới (ICD 10), rối loạn phân ly là hiện tượng mất một phần hoặc hoàn toàn sự hợp nhất giữa trí nhớ quá khứ, ý thức, đặc tính cá nhân với những cảm giác trực tiếp và sự kiểm soát vận động. Rối loạn này gặp nhiều hơn ở trẻ em gái, thường xuất hiện sau những sang chấn tâm lý, các vấn đề khó khăn trong học tập, mối quan hệ mà người bệnh không thể giải quyết được.

Rối loạn phân ly chủ yếu được điều trị bằng các liệu pháp tâm lý kết hợp với bồi dưỡng nhân cách, thiết lập môi trường phù hợp. Quá trình điều trị thường cần nhiều thời gian, đòi hỏi sự kiên trì của cán bộ y tế, gia đình và người bệnh.

Cần chuẩn bị tốt tâm lí cho trẻ trước khi tiêm chủng

Cha mẹ và thầy cô nên thường xuyên trò chuyện, động viên và chuẩn bị tâm lý tốt cho trẻ trước khi tiêm.

TS.BS Đỗ Minh Loan cho biết, tiêm vắc-xin được xem như một sang chấn tâm lí đối với trẻ. Lo lắng quá mức khi tiêm chủng có thể dẫn đến các biểu hiện như: thở nhanh, choáng váng, chóng mặt, vã mồ hôi, co giật, ngất…

Để tránh xảy ra những hiện tượng trên, bố mẹ và thầy cô giáo cần động viên, chuẩn bị tâm lý tốt cho trẻ trước khi tiêm.

“Hãy thông tin cho trẻ biết quá trình tiêm vắc-xin sẽ diễn ra như thế nào, giúp trẻ yên tâm là luôn có đội ngũ y tế hỗ trợ kịp thời khi các phản ứng có thể xảy ra sau tiêm chủng. Cha mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý và giảm sức ép từ việc học tập trước thời gian tiêm chủng”, bác sĩ Loan khuyến cáo.