Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021
Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >STT | Tỉnh thành | Ca nhiễm mới hôm qua |
Tổng Ca nhiễm |
Ca tử vong |
Ca tử vong công bố hôm qua |
---|---|---|---|---|---|
TỔNG | +769 | 10.737.087 | 43.052 | 3 | |
1 | Hà Nội | +158 | 1.605.587 | 1.245 | 0 |
2 | TP.HCM | +32 | 610.064 | 20.344 | 0 |
3 | Phú Thọ | +62 | 321.734 | 97 | 0 |
4 | Nghệ An | +54 | 485.595 | 143 | 0 |
5 | Bắc Ninh | +40 | 343.507 | 130 | 0 |
6 | Sơn La | +40 | 150.838 | 0 | 0 |
7 | Đà Nẵng | +38 | 104.015 | 326 | 0 |
8 | Yên Bái | +32 | 153.158 | 13 | 0 |
9 | Lào Cai | +27 | 182.242 | 38 | 0 |
10 | Quảng Ninh | +26 | 351.373 | 144 | 1 |
11 | Hòa Bình | +26 | 205.054 | 104 | 0 |
12 | Vĩnh Phúc | +21 | 369.220 | 19 | 0 |
13 | Hà Nam | +21 | 84.788 | 65 | 0 |
14 | Bắc Kạn | +17 | 76.107 | 30 | 0 |
15 | Hưng Yên | +16 | 241.164 | 5 | 0 |
16 | Tuyên Quang | +15 | 158.179 | 14 | 0 |
17 | Cao Bằng | +14 | 95.565 | 58 | 0 |
18 | Hải Dương | +13 | 363.229 | 117 | 0 |
19 | Thái Bình | +13 | 267.983 | 23 | 0 |
20 | Quảng Bình | +12 | 127.616 | 76 | 0 |
21 | Thái Nguyên | +11 | 185.882 | 110 | 0 |
22 | Ninh Bình | +11 | 99.455 | 90 | 0 |
23 | Nam Định | +11 | 296.193 | 149 | 0 |
24 | Hải Phòng | +9 | 120.911 | 135 | 0 |
25 | Quảng Trị | +8 | 81.869 | 37 | 0 |
26 | Thanh Hóa | +7 | 198.458 | 104 | 0 |
27 | Khánh Hòa | +6 | 117.926 | 366 | 0 |
28 | Lâm Đồng | +5 | 92.372 | 137 | 0 |
29 | Lạng Sơn | +5 | 157.043 | 86 | 0 |
30 | Bà Rịa - Vũng Tàu | +4 | 107.169 | 487 | 0 |
31 | Điện Biên | +4 | 88.305 | 20 | 0 |
32 | Bắc Giang | +3 | 387.697 | 97 | 0 |
33 | Lai Châu | +2 | 74.015 | 0 | 0 |
34 | Bến Tre | +2 | 97.572 | 504 | 2 |
35 | Bình Thuận | +2 | 52.650 | 475 | 0 |
36 | Cà Mau | +1 | 150.043 | 352 | 0 |
37 | Đồng Tháp | +1 | 50.528 | 1.040 | 0 |
38 | Quảng Nam | 0 | 48.902 | 139 | 0 |
39 | Kon Tum | 0 | 26.237 | 1 | 0 |
40 | Phú Yên | 0 | 52.816 | 130 | 0 |
41 | Trà Vinh | 0 | 65.497 | 298 | 0 |
42 | Vĩnh Long | 0 | 100.435 | 831 | 0 |
43 | Kiên Giang | 0 | 39.842 | 1.017 | 0 |
44 | Bình Định | 0 | 139.090 | 282 | 0 |
45 | Thừa Thiên Huế | 0 | 46.393 | 172 | 0 |
46 | Bình Phước | 0 | 118.373 | 219 | 0 |
47 | Bạc Liêu | 0 | 46.407 | 472 | 0 |
48 | Đồng Nai | 0 | 106.636 | 1.890 | 0 |
49 | Đắk Lắk | 0 | 170.786 | 189 | 0 |
50 | Tây Ninh | 0 | 137.355 | 877 | 0 |
51 | Sóc Trăng | 0 | 34.796 | 627 | 0 |
52 | Bình Dương | 0 | 383.854 | 3.465 | 0 |
53 | An Giang | 0 | 41.865 | 1.382 | 0 |
54 | Ninh Thuận | 0 | 8.817 | 56 | 0 |
55 | Đắk Nông | 0 | 72.984 | 46 | 0 |
56 | Quảng Ngãi | 0 | 47.644 | 121 | 0 |
57 | Gia Lai | 0 | 69.249 | 116 | 0 |
58 | Hậu Giang | 0 | 17.545 | 231 | 0 |
59 | Cần Thơ | 0 | 49.553 | 952 | 0 |
60 | Tiền Giang | 0 | 35.821 | 1.238 | 0 |
61 | Long An | 0 | 48.929 | 991 | 0 |
62 | Hà Giang | 0 | 122.240 | 79 | 0 |
63 | Hà Tĩnh | 0 | 49.915 | 51 | 0 |
Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam
Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >Số mũi đã tiêm toàn quốc
251.680.004
Số mũi tiêm hôm qua
223.705
Bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị tại bệnh viện.
Tại Việt Nam, những lô thuốc Remdesivir điều trị COVID-19 đầu tiên đã cập cảng hàng không Tân Sơn Nhất từ đầu tháng 8. Hội đồng Chuyên môn của Bộ Y tế sau đó cũng đã thống nhất quyết định bổ sung Remdesivir vào phác đồ điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại Việt Nam và sử dụng Remdesivir để điều trị cho một số bệnh nhân COVID-19 tại một số cơ sở y tế. Kết quả bước đầu cho thấy thuốc Remdesivir giúp bệnh nhân giảm lượng virus nhanh.
Theo BS Phạm Văn Phúc, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, việc Bộ Y tế quyết định đưa thuốc Remdesivir vào điều trị bệnh nhân COVID-19 sẽ giúp các bác sĩ có sự lựa chọn liệu pháp điều trị thuốc kháng virus hiệu quả cho những bệnh nhân COVID-19 nặng.
Bác sĩ Phúc lưu ý, đây là thuốc kháng virus dạng tiêm truyền, cần chỉ định của bác sĩ dựa trên tình trạng từng bệnh nhân.
Trước khi đưa vào sử dụng tại Việt Nam, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã thông qua sử dụng thuốc Remdesivir để điều trị bệnh nhân COVID-19 từ 12 tuổi trở lên và nặng tối thiểu 40 kg. Liên minh châu Âu cũng cấp phép lưu hành một cách có điều kiện Remdesivir để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 cần trợ thở.
Với khả năng rút ngắn thời gian hồi phục và giảm mạnh tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân diễn tiến nặng, Remdesivir đã được 50 quốc gia như Mỹ, EU, Úc, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ... đưa vào phác đồ điều trị từ tháng 5/2020. Tuy nhiên Remdesivir là một trong những loại thuốc điều trị khó tiếp cận hàng đầu thế giới.
Thuốc Remdesivir có hai dạng là nước và đông khô. Dưới dạng nước, Remdesivir đòi hỏi bảo quản trong kho lạnh 2- 8 độ C với điều kiện kỹ thuật khắt khe, hệ thống trang thiết bị cầu kì, tốn kém. Để khắc phục tình trạng này, Remdesivir cũng đã được bào chế dưới dạng đông khô. Remdesivir ở dạng này dễ dàng bảo quản trong nhiệt độ khoảng 25 độ C giúp vận chuyển dễ dàng hơn giữa các khu vực, quốc gia, châu lục. Tại các nước đang phát triển, số ca bệnh tăng nhanh, diễn biến phức tạp, (trong đó có Việt Nam), điều này giúp đơn vị điều trị bệnh nhân dễ dàng bảo quản, nhất là tại các bệnh viện dã chiến, trang thiết bị, vật tư y tế còn gặp nhiều khó khan, thiếu thốn.
Tại Mỹ, thuốc Remdesivir được bán với giá 520 USD/lọ, hoặc 3.120 USD/liệu trình điều trị. Các bệnh viện sẽ dùng thuốc này điều trị cho bệnh nhân có bảo hiểm tư nhân (theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ (HHS) và Gilead Science - nhà sản xuất thuốc). Ngoài ra, giá sẽ được đặt ở mức 390 USD/lọ, hoặc 2.340 USD/liệu trình điều trị với bệnh nhân được bảo hiểm do chính phủ tài trợ.
Tại Việt Nam, hôm 5/8, những lô thuốc Remdesivir điều trị COVID-19 đầu tiên đã cập cảng hàng không Tân Sơn Nhất.
Hội đồng Chuyên môn của Bộ Y tế sau đó cũng đã thống nhất quyết định bổ sung Remdesivir vào phác đồ điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại Việt Nam và sử dụng Remdesivir để điều trị cho một số bệnh nhân COVID-19 tại một số cơ sở y tế. Kết quả bước đầu cho thấy thuốc Remdesivir giúp bệnh nhân giảm lượng virus nhanh.