Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021
Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >STT | Tỉnh thành | Ca nhiễm mới hôm qua |
Tổng Ca nhiễm |
Ca tử vong |
Ca tử vong công bố hôm qua |
---|---|---|---|---|---|
TỔNG | +769 | 10.737.087 | 43.052 | 3 | |
1 | Hà Nội | +158 | 1.605.587 | 1.245 | 0 |
2 | TP.HCM | +32 | 610.064 | 20.344 | 0 |
3 | Phú Thọ | +62 | 321.734 | 97 | 0 |
4 | Nghệ An | +54 | 485.595 | 143 | 0 |
5 | Bắc Ninh | +40 | 343.507 | 130 | 0 |
6 | Sơn La | +40 | 150.838 | 0 | 0 |
7 | Đà Nẵng | +38 | 104.015 | 326 | 0 |
8 | Yên Bái | +32 | 153.158 | 13 | 0 |
9 | Lào Cai | +27 | 182.242 | 38 | 0 |
10 | Quảng Ninh | +26 | 351.373 | 144 | 1 |
11 | Hòa Bình | +26 | 205.054 | 104 | 0 |
12 | Vĩnh Phúc | +21 | 369.220 | 19 | 0 |
13 | Hà Nam | +21 | 84.788 | 65 | 0 |
14 | Bắc Kạn | +17 | 76.107 | 30 | 0 |
15 | Hưng Yên | +16 | 241.164 | 5 | 0 |
16 | Tuyên Quang | +15 | 158.179 | 14 | 0 |
17 | Cao Bằng | +14 | 95.565 | 58 | 0 |
18 | Hải Dương | +13 | 363.229 | 117 | 0 |
19 | Thái Bình | +13 | 267.983 | 23 | 0 |
20 | Quảng Bình | +12 | 127.616 | 76 | 0 |
21 | Thái Nguyên | +11 | 185.882 | 110 | 0 |
22 | Ninh Bình | +11 | 99.455 | 90 | 0 |
23 | Nam Định | +11 | 296.193 | 149 | 0 |
24 | Hải Phòng | +9 | 120.911 | 135 | 0 |
25 | Quảng Trị | +8 | 81.869 | 37 | 0 |
26 | Thanh Hóa | +7 | 198.458 | 104 | 0 |
27 | Khánh Hòa | +6 | 117.926 | 366 | 0 |
28 | Lâm Đồng | +5 | 92.372 | 137 | 0 |
29 | Lạng Sơn | +5 | 157.043 | 86 | 0 |
30 | Bà Rịa - Vũng Tàu | +4 | 107.169 | 487 | 0 |
31 | Điện Biên | +4 | 88.305 | 20 | 0 |
32 | Bắc Giang | +3 | 387.697 | 97 | 0 |
33 | Lai Châu | +2 | 74.015 | 0 | 0 |
34 | Bến Tre | +2 | 97.572 | 504 | 2 |
35 | Bình Thuận | +2 | 52.650 | 475 | 0 |
36 | Cà Mau | +1 | 150.043 | 352 | 0 |
37 | Đồng Tháp | +1 | 50.528 | 1.040 | 0 |
38 | Quảng Nam | 0 | 48.902 | 139 | 0 |
39 | Kon Tum | 0 | 26.237 | 1 | 0 |
40 | Phú Yên | 0 | 52.816 | 130 | 0 |
41 | Trà Vinh | 0 | 65.497 | 298 | 0 |
42 | Vĩnh Long | 0 | 100.435 | 831 | 0 |
43 | Kiên Giang | 0 | 39.842 | 1.017 | 0 |
44 | Bình Định | 0 | 139.090 | 282 | 0 |
45 | Thừa Thiên Huế | 0 | 46.393 | 172 | 0 |
46 | Bình Phước | 0 | 118.373 | 219 | 0 |
47 | Bạc Liêu | 0 | 46.407 | 472 | 0 |
48 | Đồng Nai | 0 | 106.636 | 1.890 | 0 |
49 | Đắk Lắk | 0 | 170.786 | 189 | 0 |
50 | Tây Ninh | 0 | 137.355 | 877 | 0 |
51 | Sóc Trăng | 0 | 34.796 | 627 | 0 |
52 | Bình Dương | 0 | 383.854 | 3.465 | 0 |
53 | An Giang | 0 | 41.865 | 1.382 | 0 |
54 | Ninh Thuận | 0 | 8.817 | 56 | 0 |
55 | Đắk Nông | 0 | 72.984 | 46 | 0 |
56 | Quảng Ngãi | 0 | 47.644 | 121 | 0 |
57 | Gia Lai | 0 | 69.249 | 116 | 0 |
58 | Hậu Giang | 0 | 17.545 | 231 | 0 |
59 | Cần Thơ | 0 | 49.553 | 952 | 0 |
60 | Tiền Giang | 0 | 35.821 | 1.238 | 0 |
61 | Long An | 0 | 48.929 | 991 | 0 |
62 | Hà Giang | 0 | 122.240 | 79 | 0 |
63 | Hà Tĩnh | 0 | 49.915 | 51 | 0 |
Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam
Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >Số mũi đã tiêm toàn quốc
251.680.004
Số mũi tiêm hôm qua
223.705
Hà Nội vẫn là khu vực có nguy cơ cao lây lan dịch bệnh
Ngày 1/9, Ban thường vụ Thành uỷ Hà Nội ban hành Chỉ thị 06 để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố.
Theo Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, sau 40 ngày thực hiện 3 đợt giãn cách xã hội trên phạm vi toàn thành phố, công tác phòng, chống dịch COVID-19 của thành phố đã đạt được một số kết quả bước đầu. Tuy nhiên, tình hình diễn biến của dịch bệnh ngày càng phức tạp, việc kiểm soát dịch bệnh ở một số địa phương chưa vững chắc, nhất là ở khu vực mật độ dân cư cao, chật hẹp với nhiều phố nhỏ, ngõ nhỏ hay nhiều nhà chung cư cũ, các chợ dân sinh, các khu vực đã được phong tỏa, có nơi còn biểu hiện lơi lỏng trong tổ chức thực hiện giãn cách xã hội, còn có hiện tượng “chặt ngoài, lỏng trong”.
Vẫn còn phát sinh ổ dịch mới trong cộng đồng, các ca dương tính với SARS-CoV-2 mới được phát hiện tại các khu chợ dân sinh, siêu thị không rõ nguồn lây, xảy ra với cả lái xe “luồng xanh”, lái xe giao hàng (shipper). Việc di biến động dân cư, người từ vùng dịch về thành phố vẫn diễn biến phức tạp, nhất là qua đường mòn, lối mở, đường thủy, đường sắt, người dân ra đường vẫn còn đông.
Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội nhận định, tình hình dịch bệnh ở một số địa phương trên cả nước rất phức tạp. Hà Nội vẫn là khu vực có nguy cơ cao lây lan dịch bệnh, đòi hỏi cả hệ thống chính trị và nhân dân Thủ đô tiếp tục vững ý chí, quyết tâm, kiên quyết, kiên trì thực hiện giãn cách xã hội thực chất, hiệu quả hơn để nhanh chóng ngăn chặn, đẩy lùi, kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của người dân.
Con ngỏ tại đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung (Hà Nội) nơi có nhiều ca dương tính SARS-CoV-2.
Áp dụng biện pháp cao hơn đối với “vùng đỏ”, “vùng da cam”
Cũng theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, toàn thành phố tiếp tục thực hiện quyết liệt, triệt để, nghiêm túc, có hiệu quả thực chất việc giãn cách xã hội theo chỉ đạo của Trung ương, thành phố, đặc biệt là kiểm soát chặt hơn, cần thiết áp dụng cao hơn một mức việc thực hiện giãn cách trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2-9.
Có các giải pháp quyết liệt hạn chế người dân ra đường, nhất là khu vực phong tỏa, nơi có nguy cơ cao, chấn chỉnh và xử lý triệt để tình trạng “chặt ngoài, lỏng trong”. Siết chặt quản lý, kiểm tra, giám sát từ các ngõ, phố, kiểm tra lưu động trên các tuyến đường gắn với kiểm tra các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn, xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm về phòng, chống dịch COVID-19, việc cấp và sử dụng giấy đi đường.
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội chỉ đạo xây dựng phương án phòng, chống dịch sau đợt giãn cách thứ 3 trên địa bàn thành phố theo phương châm siết chặt hơn, áp dụng một số biện pháp cao hơn đối với những khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, khu vực “vùng đỏ”, “vùng da cam”. Đối với khu vực “vùng xanh”, Bí thư cấp ủy và Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã phê duyệt từng phương án để tổ chức sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ sản xuất hàng hóa cho khu vực “vùng đỏ”, “vùng da cam”, bảo đảm khoa học, chặt chẽ, phát huy hiệu quả công tác phòng, chống dịch.
Trên cơ sở phương án được phê duyệt, các cơ quan liên ngành phải xây dựng kế hoạch, phương án chi tiết, cụ thể tại địa phương, nhất là tại các khu đông dân cư, nhiều ngõ ngách, địa bàn phức tạp, các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh…để có kịch bản phương án phòng, chống dịch chủ động, không để lúng túng, bị động.
Về công tác xét nghiệm, tại các khu vực có nguy cơ rất cao, lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ người dân từ 5 đến 7 ngày/lần, các khu vực khác lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ người dân ít nhất 1 lần.
Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đề nghị tiếp tục nâng cao năng lực các dây chuyền tiêm với sự tham gia của các bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện của các bộ, ngành, y tế tư nhân, y tế cơ sở; sẵn sàng tổ chức tiêm quy mô lớn, bảo đảm an toàn, đúng quy định khi tiếp nhận thêm vắc xin.
Chủ động kích hoạt các khu cách ly tập trung bảo đảm trên 100.000 chỗ cho các đối tượng F1 và khẩn trương kiểm tra, rà soát sẵn sàng tăng công suất cách ly để đáp ứng yêu cầu thực tế.