Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021
Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >STT | Tỉnh thành | Ca nhiễm mới hôm qua |
Tổng Ca nhiễm |
Ca tử vong |
Ca tử vong công bố hôm qua |
---|---|---|---|---|---|
TỔNG | +769 | 10.737.087 | 43.052 | 3 | |
1 | Hà Nội | +158 | 1.605.587 | 1.245 | 0 |
2 | TP.HCM | +32 | 610.064 | 20.344 | 0 |
3 | Phú Thọ | +62 | 321.734 | 97 | 0 |
4 | Nghệ An | +54 | 485.595 | 143 | 0 |
5 | Bắc Ninh | +40 | 343.507 | 130 | 0 |
6 | Sơn La | +40 | 150.838 | 0 | 0 |
7 | Đà Nẵng | +38 | 104.015 | 326 | 0 |
8 | Yên Bái | +32 | 153.158 | 13 | 0 |
9 | Lào Cai | +27 | 182.242 | 38 | 0 |
10 | Quảng Ninh | +26 | 351.373 | 144 | 1 |
11 | Hòa Bình | +26 | 205.054 | 104 | 0 |
12 | Vĩnh Phúc | +21 | 369.220 | 19 | 0 |
13 | Hà Nam | +21 | 84.788 | 65 | 0 |
14 | Bắc Kạn | +17 | 76.107 | 30 | 0 |
15 | Hưng Yên | +16 | 241.164 | 5 | 0 |
16 | Tuyên Quang | +15 | 158.179 | 14 | 0 |
17 | Cao Bằng | +14 | 95.565 | 58 | 0 |
18 | Hải Dương | +13 | 363.229 | 117 | 0 |
19 | Thái Bình | +13 | 267.983 | 23 | 0 |
20 | Quảng Bình | +12 | 127.616 | 76 | 0 |
21 | Thái Nguyên | +11 | 185.882 | 110 | 0 |
22 | Ninh Bình | +11 | 99.455 | 90 | 0 |
23 | Nam Định | +11 | 296.193 | 149 | 0 |
24 | Hải Phòng | +9 | 120.911 | 135 | 0 |
25 | Quảng Trị | +8 | 81.869 | 37 | 0 |
26 | Thanh Hóa | +7 | 198.458 | 104 | 0 |
27 | Khánh Hòa | +6 | 117.926 | 366 | 0 |
28 | Lâm Đồng | +5 | 92.372 | 137 | 0 |
29 | Lạng Sơn | +5 | 157.043 | 86 | 0 |
30 | Bà Rịa - Vũng Tàu | +4 | 107.169 | 487 | 0 |
31 | Điện Biên | +4 | 88.305 | 20 | 0 |
32 | Bắc Giang | +3 | 387.697 | 97 | 0 |
33 | Lai Châu | +2 | 74.015 | 0 | 0 |
34 | Bến Tre | +2 | 97.572 | 504 | 2 |
35 | Bình Thuận | +2 | 52.650 | 475 | 0 |
36 | Cà Mau | +1 | 150.043 | 352 | 0 |
37 | Đồng Tháp | +1 | 50.528 | 1.040 | 0 |
38 | Quảng Nam | 0 | 48.902 | 139 | 0 |
39 | Kon Tum | 0 | 26.237 | 1 | 0 |
40 | Phú Yên | 0 | 52.816 | 130 | 0 |
41 | Trà Vinh | 0 | 65.497 | 298 | 0 |
42 | Vĩnh Long | 0 | 100.435 | 831 | 0 |
43 | Kiên Giang | 0 | 39.842 | 1.017 | 0 |
44 | Bình Định | 0 | 139.090 | 282 | 0 |
45 | Thừa Thiên Huế | 0 | 46.393 | 172 | 0 |
46 | Bình Phước | 0 | 118.373 | 219 | 0 |
47 | Bạc Liêu | 0 | 46.407 | 472 | 0 |
48 | Đồng Nai | 0 | 106.636 | 1.890 | 0 |
49 | Đắk Lắk | 0 | 170.786 | 189 | 0 |
50 | Tây Ninh | 0 | 137.355 | 877 | 0 |
51 | Sóc Trăng | 0 | 34.796 | 627 | 0 |
52 | Bình Dương | 0 | 383.854 | 3.465 | 0 |
53 | An Giang | 0 | 41.865 | 1.382 | 0 |
54 | Ninh Thuận | 0 | 8.817 | 56 | 0 |
55 | Đắk Nông | 0 | 72.984 | 46 | 0 |
56 | Quảng Ngãi | 0 | 47.644 | 121 | 0 |
57 | Gia Lai | 0 | 69.249 | 116 | 0 |
58 | Hậu Giang | 0 | 17.545 | 231 | 0 |
59 | Cần Thơ | 0 | 49.553 | 952 | 0 |
60 | Tiền Giang | 0 | 35.821 | 1.238 | 0 |
61 | Long An | 0 | 48.929 | 991 | 0 |
62 | Hà Giang | 0 | 122.240 | 79 | 0 |
63 | Hà Tĩnh | 0 | 49.915 | 51 | 0 |
Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam
Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >Số mũi đã tiêm toàn quốc
251.680.004
Số mũi tiêm hôm qua
223.705
Tính từ 18h ngày 17/8 đến 18h30 ngày 18/8, Hệ thống Quản lý ca bệnh COVID-19 Quốc gia đã ghi nhận thêm 3.731 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 (F0) tại TP.HCM. Con số này cao hơn 172 ca so với hôm qua (ngày 17/8) và 218 ca so với hôm kia (ngày 16/8).
Như vậy, trong đợt dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 (bắt đầu từ ngày 27/4) đến nay, TP.HCM đã có tổng cộng 159.917 trường hợp nhiễm COVID-19 được Bộ Y tế công bố. Riêng 41 ngày giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 16/CT-TTg vừa qua (từ ngày (9/7 đến ngày 18/8) là 150.851 ca nhiễm.
Biểu đồ số ca nhiễm COVID-19 tại TP.HCM từ ngày 9/7 đến ngày 18/8.
Với mục tiêu đặt sự sống của các bệnh nhân COVID-19 lên hàng đầu, một Trung tâm Hồi sức tích cực với quy mô 600 giường tại Bệnh viện Dã chiến số 14 (quận Tân Phú, TP.HCM) đã được xây dựng "thần tốc" trong thời 14 ngày (so với 45 ngày dự kiến). Đây là nơi điều trị bệnh nhân tuyến cuối nặng, nguy kịch do Bệnh viện Trung ương Huế phụ trách.
Nói thêm về trung tâm này, kế hoạch ban đầu là trung tâm dự kiến được hoàn thành trong 45 ngày. Tuy nhiên, hơn 300 kỹ sư và công nhân xây dựng do tập đoàn Novaland hỗ trợ đã thi công cấp tốc để có thể bàn giao cho thành phố sớm hơn dự kiến.
Khi hoàn thành, trung tâm có hệ thống trang thiết bị hiện đại như máy thở chức năng cao, máy monitor theo dõi các chỉ số sức khỏe, máy sốc tim, bồn oxy dung tích 20m3, hệ thống oxy tới tận giường bệnh,...
Bên trong Trung tâm Hồi sức tích cực tại Bệnh viện Dã chiến số 14.
Hiện, 300 nhân viên y tế từ Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viên Da liễu Quy Hòa (Quy Nhơn), Bệnh viên C Đà Nẵng, Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới đã có mặt tại TP.HCM để thực hiện nhiệm vụ tại trung tâm hồi sức này. Trong số đó, có hơn 100 bác sĩ công tác trong lĩnh vực hồi sức, nội khoa, trị nhiễm; còn lại là điều dưỡng và kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh nhân COVID-19.
GS. TS Phạm Như Hiệp - Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, Giám đốc Bệnh viện dã chiến 14 cho biết: "Trung tâm Hồi sức tích cực COVID-19 là nơi điều trị bệnh nhân ở tầng cao nhất, bệnh nhân tuyến cuối, góp phần cùng TP.HCM đẩy lùi dịch bệnh. Với sự giúp sức không mệt mỏi từ Novaland, bệnh viện đã hoàn tất hầu hết các khâu, chuẩn bị đi vào hoạt động nhuần nhuyễn", ông Hiệp thông tin.
Thông tin thêm về tình hình dịch COVID-19 tại TP.HCM, tối 18/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, TP.HCM đã được cấp 13.000 lọ thuốc Remdesivir do Bộ Y tế xuất, cấp để điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng. Trước đó, ngày 8/8, lô thuốc Remdesivir đầu tiên gồm 10.000 lọ cũng được đưa vào điều trị bệnh nhân COVID-19 tại TP.HCM.
TP.HCM cũng đã có văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc xem xét hỗ trợ cho Thành phố với số tiền hơn 27.968 tỉ đồng và 142.200 tấn gạo, để chăm lo cho người dân yên tâm ở tại chỗ, tuân thủ các quy định phòng chống dịch, tránh tình trạng ào ạt rời TP.HCM.
Theo đó, số tiền và gạo này dùng để hỗ trợ tiền ăn, tiền thuê phòng trọ và lương thực cho người lao động nghèo trong thời gian TP.HCM thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg, gồm: Tiền ăn là 50.000 đồng/hộ/ngày, tiền thuê phòng trọ là 1,5 triệu đồng/hộ/tháng và gạo là 15 kg/người.
Về kế hoạch năm học 2021 - 2022, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã đề xuất các trường trên địa bàn Thành phố không tổ chức tựu trường, khai giảng năm học mới và tổ chức dạy học qua mạng Internet. Riêng các trường mầm non sẽ khai giảng chậm hơn, khi tình hình dịch được kiểm soát.
Để kiểm soát dịch bệnh, phấn đấu đưa cuộc sống trở về trạng thái bình thường mới trước ngày 15/9, TP.HCM tiếp tục thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 với nguyên tắc “ai ở đâu thì ở đó”, và đẩy mạnh phong trào tự quản bảo vệ “vùng xanh”, phát triển “vùng xanh”.
TP.HCM kêu gọi sự đồng lòng, chung sức của người dân trong việc thực hiện nghiêm quy định của Chỉ thị 16, thông điệp 5K, giãn cách giữa người với người và đồng ý tiêm vắc-xin ngay khi đến lượt. Đồng thời học cách tự theo dõi, chăm sóc sức khỏe bản thân khi là F0, F1 cách ly tại nhà từ các nguồn thông tin chính thống.