Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021

Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >
Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 22:06 24/11/2024
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới
hôm qua
Tổng Ca
nhiễm
Ca tử
vong
Ca tử vong
công bố hôm qua
TỔNG +769 10.737.087 43.052 3
1 Hà Nội +158 1.605.587 1.245 0
2 TP.HCM +32 610.064 20.344 0
3 Phú Thọ +62 321.734 97 0
4 Nghệ An +54 485.595 143 0
5 Bắc Ninh +40 343.507 130 0
6 Sơn La +40 150.838 0 0
7 Đà Nẵng +38 104.015 326 0
8 Yên Bái +32 153.158 13 0
9 Lào Cai +27 182.242 38 0
10 Quảng Ninh +26 351.373 144 1
11 Hòa Bình +26 205.054 104 0
12 Vĩnh Phúc +21 369.220 19 0
13 Hà Nam +21 84.788 65 0
14 Bắc Kạn +17 76.107 30 0
15 Hưng Yên +16 241.164 5 0
16 Tuyên Quang +15 158.179 14 0
17 Cao Bằng +14 95.565 58 0
18 Hải Dương +13 363.229 117 0
19 Thái Bình +13 267.983 23 0
20 Quảng Bình +12 127.616 76 0
21 Thái Nguyên +11 185.882 110 0
22 Ninh Bình +11 99.455 90 0
23 Nam Định +11 296.193 149 0
24 Hải Phòng +9 120.911 135 0
25 Quảng Trị +8 81.869 37 0
26 Thanh Hóa +7 198.458 104 0
27 Khánh Hòa +6 117.926 366 0
28 Lâm Đồng +5 92.372 137 0
29 Lạng Sơn +5 157.043 86 0
30 Bà Rịa - Vũng Tàu +4 107.169 487 0
31 Điện Biên +4 88.305 20 0
32 Bắc Giang +3 387.697 97 0
33 Lai Châu +2 74.015 0 0
34 Bến Tre +2 97.572 504 2
35 Bình Thuận +2 52.650 475 0
36 Cà Mau +1 150.043 352 0
37 Đồng Tháp +1 50.528 1.040 0
38 Quảng Nam 0 48.902 139 0
39 Kon Tum 0 26.237 1 0
40 Phú Yên 0 52.816 130 0
41 Trà Vinh 0 65.497 298 0
42 Vĩnh Long 0 100.435 831 0
43 Kiên Giang 0 39.842 1.017 0
44 Bình Định 0 139.090 282 0
45 Thừa Thiên Huế 0 46.393 172 0
46 Bình Phước 0 118.373 219 0
47 Bạc Liêu 0 46.407 472 0
48 Đồng Nai 0 106.636 1.890 0
49 Đắk Lắk 0 170.786 189 0
50 Tây Ninh 0 137.355 877 0
51 Sóc Trăng 0 34.796 627 0
52 Bình Dương 0 383.854 3.465 0
53 An Giang 0 41.865 1.382 0
54 Ninh Thuận 0 8.817 56 0
55 Đắk Nông 0 72.984 46 0
56 Quảng Ngãi 0 47.644 121 0
57 Gia Lai 0 69.249 116 0
58 Hậu Giang 0 17.545 231 0
59 Cần Thơ 0 49.553 952 0
60 Tiền Giang 0 35.821 1.238 0
61 Long An 0 48.929 991 0
62 Hà Giang 0 122.240 79 0
63 Hà Tĩnh 0 49.915 51 0

Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam

Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 15/08/2022

Số mũi đã tiêm toàn quốc

251.680.004

Số mũi tiêm hôm qua

223.705


Từng là bệnh nhân mắc COVID-19

Ngày 18/7, chia sẻ với PV, anh Nguyễn Hồng Kỳ (34 tuổi, ở quận Bình Tân, TP.Hồ Chí Minh) cho biết, ngày 7/7 anh có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Khi nhận tin, anh Kỳ vô cùng lo lắng, hoảng sợ, anh sợ sẽ lây nhiễm cho gia đình nên tinh thần càng thêm suy sụp.

Sau khi thông báo hết cho gia đình, người thân và những người từng tiếp xúc, anh Kỳ mới bình tĩnh trở lại.

“Tôi mở tủ ăn hết hộp sầu riêng vừa mới mua cho thật đã rồi lên sắp xếp đồ đạc để chuẩn bị đi cách ly, điều trị”, anh Kỳ nói.

Sau khi điều trị khỏi COVID-19, anh Kỳ quay trở lại bệnh viện để chăm sóc các F0 khác

Theo anh Kỳ, ngày đầu cách ly ở Trung tâm triển lãm quận Tân Bình, cơ thể anh mệt mỏi, đau cơ bắp và xuất hiện triệu chứng ho. Một ngày sau, anh được bác sĩ cấp thuốc hạ sốt, phát đồ bảo hộ kín mít rồi lên xe cứu thương di chuyển đến Bệnh viện dã chiến số 4 (khu chung cư tái định cư được trưng dụng làm bệnh viện dã chiến).

“Ngoài xe ô tô chở tôi còn có 50 xe ô tô chở các F0 khác đến bệnh viện. Bệnh nhân đông, đến 21h tối tôi mới vào được phòng của mình. Trong phòng của tôi có 5 F0 khác và có 5 đến 7 nhân viên y tế, dân quân hỗ trợ”, anh Kỳ kể.

Những ngày tiếp theo, anh Kỳ bị mất ngủ, khó thở, ho mạnh và bắt đầu mất khứu giác, vị giác. Anh Kỳ từng thử lấy chanh vắt vào miệng, nếm thử dầu gội đầu, ngửi mọi nơi nhưng không có cảm giác.

Sau ba ngày điều trị, anh Kỳ nhận được thông tin vợ anh cũng có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 và được xếp vào cùng khu cách ly với anh. Điều may mắn nhất là hai vợ chồng anh Kỳ được ở gần và luân phiên chăm sóc nhau.

“Ở khu điều trị, ngày nào chúng tôi cũng được ăn 3 bữa đầy đủ. Sáng ăn bánh bao, bánh chưng hoặc bánh giò. Buổi trưa, chiều ăn cơm sườn, cá, thịt kho tiêu, chả cá. Lúc nào cần thuốc, thức ăn hay có vấn đề về sức khoẻ sẽ được phục vụ tận tình, chu đáo. Ở bệnh viện, chúng tôi được chu cấp chẳng thiếu thứ gì, từ bàn chải đánh răng, dầu gội, sữa tắm…”, anh Kỳ nói.

Anh Kỳ cho biết, sau 7 ngày nhập viện, anh bắt đầu khoẻ lại, không còn sốt, khứu giác, vị giác dần hồi phục, kết quả xét nghiệm lần 1 âm tính. Nhưng đến ngày thứ 14 xét nghiệm lại dương tính, vợ chồng anh lại phải ở lại theo dõi.

Biết anh Kỳ quay trở lại bệnh viện dã chiến sau, người dân đã chuẩn bị đồ đạc để gửi vào cho lực lượng y tế và dân quân tự vệ

Tình nguyện vào bệnh viện dã chiến để chăm sóc các F0

Sau 26 ngày điều trị tại bệnh viện, vợ chồng anh Kỳ được xuất viện về và tự cách ly tại nhà. Khi cách ly đủ 14 ngày tại nhà, anh Kỳ thấy những xe cứu thương hú còi liên tục để đón các F0 đi điều trị.

Nhớ lại những ngày từng ở bệnh viện dã chiến, anh Kỳ nhận ra y bác sĩ nơi đây làm việc vô cùng vất vả, phờ phạc do thiếu ngủ nhưng không vì vậy mà họ cáu gắt với bệnh nhân. Họ ân cần hỏi thăm người già, quan tâm và chu đáo với bệnh nhân trẻ.

“Thời gian điều trị tại bệnh viện, tôi đã chứng kiến nhiều nhân viên y tế, điều dưỡng, dân quân phải nằm ngủ dưới nền đất để nhường phòng cho F0 điều trị. Những suất ăn của họ cũng giống chúng tôi nhưng họ phải làm việc cả ngày, mặc đồ bảo hộ 24/24 và không được về nhà. Bởi vậy, tôi quyết định đến bệnh viện dã chiến nơi tôi từng điều trị để chăm sóc các F0, trả ơn những người giúp tôi vượt qua cửa tử, chia sẻ gánh nặng với lực lượng y tế”, anh Kỳ bộc bạch.

Nghĩ là làm, sáng 16/8, anh Kỳ quay trở lại bệnh viện dã chiến số 4 một lần nữa. Lần quay trở lại này, không phải vì anh bị tái dương tính mà lần này anh mang năng lượng tích cực đến hỗ trợ các F0 đang điều trị tại bệnh viện.

Tại bệnh viện, anh Kỳ được sắp xếp làm ở phòng hồi sức cho các bệnh nhân nặng nằm thở oxy, việc tiếp xúc trực tiếp với virus là chắc chắn, nhưng anh luôn lạc quan. Anh Kỳ được hướng dẫn cách chăm sóc cơ bản cho người bệnh và bảo vệ mình để tránh các nguy cơ.

Căn phòng nơi các F0 điều trị COVID-19 tại bệnh viện dã chiến

“Mới đầu còn lúng túng một chút, mấy ngày sau tôi làm nhuần nhuyễn còn được cả bác sĩ và bệnh nhân khen khéo tay. Được ở đây giúp mọi người, tôi thấy cuộc sống thật ý nghĩa”, người đàn ông từng là bệnh nhân COVID-19 chia sẻ.

Hằng ngày, anh Kỳ bắt đầu dọn vệ sinh khu hồi sức cấp cứu, thu gom rác y tế, quét dọn. Sau khi xong công việc, anh trở lại chăm sóc cho 2 bệnh nhân nặng.

“Hiện tôi đang chăm sóc cho một người 66 tuổi và một người 71 tuổi không có người thân bên cạnh. Hằng ngày, tôi hỗ trợ 2 cô ăn uống, thay tã, lau người, ngồi hướng dẫn tập thở, động viên mọi người mau chóng khoẻ lại”, anh Kỳ hào hứng nói.

Theo anh Kỳ, khi chăm sóc những người lớn tuổi, anh luôn nghĩ họ như ông bà, ba mẹ mình vậy nên anh rất muốn giúp đỡ họ. Với anh, những gì anh làm không có gì to tát cả. So với những y bác sĩ, điều dưỡng ở đây, công sức của anh quá nhỏ bé.

“Tôi mong mọi người hãy lạc quan, đừng mãi nhìn vào những điều tiêu cực. Các nhân viên y tế đã làm hết sức rồi, họ cũng mong hết dịch để về với gia đình, vậy nên mỗi người hãy cùng nhau cố một chút”, anh Kỳ tâm sự.

Vượt qua nỗi sợ về dịch bệnh COVID-19, anh Kỳ chia sẻ và luôn mong muốn lan tỏa các thông tin tích cực, giúp mọi người hiểu hơn về dịch bệnh, biết cách nâng cao đề kháng, vượt qua và vững tin trong mọi việc.