Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021

Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >
Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 13:56 25/11/2024
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới
hôm qua
Tổng Ca
nhiễm
Ca tử
vong
Ca tử vong
công bố hôm qua
TỔNG +769 10.737.087 43.052 3
1 Hà Nội +158 1.605.587 1.245 0
2 TP.HCM +32 610.064 20.344 0
3 Phú Thọ +62 321.734 97 0
4 Nghệ An +54 485.595 143 0
5 Bắc Ninh +40 343.507 130 0
6 Sơn La +40 150.838 0 0
7 Đà Nẵng +38 104.015 326 0
8 Yên Bái +32 153.158 13 0
9 Lào Cai +27 182.242 38 0
10 Quảng Ninh +26 351.373 144 1
11 Hòa Bình +26 205.054 104 0
12 Vĩnh Phúc +21 369.220 19 0
13 Hà Nam +21 84.788 65 0
14 Bắc Kạn +17 76.107 30 0
15 Hưng Yên +16 241.164 5 0
16 Tuyên Quang +15 158.179 14 0
17 Cao Bằng +14 95.565 58 0
18 Hải Dương +13 363.229 117 0
19 Thái Bình +13 267.983 23 0
20 Quảng Bình +12 127.616 76 0
21 Thái Nguyên +11 185.882 110 0
22 Ninh Bình +11 99.455 90 0
23 Nam Định +11 296.193 149 0
24 Hải Phòng +9 120.911 135 0
25 Quảng Trị +8 81.869 37 0
26 Thanh Hóa +7 198.458 104 0
27 Khánh Hòa +6 117.926 366 0
28 Lâm Đồng +5 92.372 137 0
29 Lạng Sơn +5 157.043 86 0
30 Bà Rịa - Vũng Tàu +4 107.169 487 0
31 Điện Biên +4 88.305 20 0
32 Bắc Giang +3 387.697 97 0
33 Lai Châu +2 74.015 0 0
34 Bến Tre +2 97.572 504 2
35 Bình Thuận +2 52.650 475 0
36 Cà Mau +1 150.043 352 0
37 Đồng Tháp +1 50.528 1.040 0
38 Quảng Nam 0 48.902 139 0
39 Kon Tum 0 26.237 1 0
40 Phú Yên 0 52.816 130 0
41 Trà Vinh 0 65.497 298 0
42 Vĩnh Long 0 100.435 831 0
43 Kiên Giang 0 39.842 1.017 0
44 Bình Định 0 139.090 282 0
45 Thừa Thiên Huế 0 46.393 172 0
46 Bình Phước 0 118.373 219 0
47 Bạc Liêu 0 46.407 472 0
48 Đồng Nai 0 106.636 1.890 0
49 Đắk Lắk 0 170.786 189 0
50 Tây Ninh 0 137.355 877 0
51 Sóc Trăng 0 34.796 627 0
52 Bình Dương 0 383.854 3.465 0
53 An Giang 0 41.865 1.382 0
54 Ninh Thuận 0 8.817 56 0
55 Đắk Nông 0 72.984 46 0
56 Quảng Ngãi 0 47.644 121 0
57 Gia Lai 0 69.249 116 0
58 Hậu Giang 0 17.545 231 0
59 Cần Thơ 0 49.553 952 0
60 Tiền Giang 0 35.821 1.238 0
61 Long An 0 48.929 991 0
62 Hà Giang 0 122.240 79 0
63 Hà Tĩnh 0 49.915 51 0

Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam

Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 15/08/2022

Số mũi đã tiêm toàn quốc

251.680.004

Số mũi tiêm hôm qua

223.705


Chiều ngày 20/7, đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Trương Quốc Cường làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra, giám sát công tác bảo quản, vận chuyển vắc-xin phòng COVID-19 tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội). 

Thứ trưởng Trương Quốc Cường đặt ra các vấn đề mấu chốt trong khâu tiếp nhận, bảo quản, dự trữ, vận chuyển mà các đơn vị được giao nhiệm vụ cần đưa ra kế hoạch, các giải pháp đáp ứng kịp thời.

Trong thời gian tới, khi số lượng vắc-xin phòng COVID-19 về nhiều, Sở Y tế Hà Nội và CDC Hà Nội cần lên phương án cụ thể, chi tiết để tránh bị động trong việc vắc-xin về sớm hơn dự kiến, chuẩn bị phương án vận chuyển số lượng vắc-xin lớn ra sao, việc bảo quản dung tích, trữ lượng vắc-xin của kho CDC Hà Nội.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường.

Bà Nguyễn Thị Kiều Oanh, Phó Giám đốc CDC Hà Nội báo cáo tại buổi làm việc: Từ tháng 12/3 – 5/7, CDC Hà Nội đã tiếp nhận tổng số 184.470 liều vắc- xin COVID-19 AZD1222 và 10.800 liều vắc-xin Vero cell, với 5 đợt tiếp nhận. Trung tâm đã thực hiện cấp phát hết theo kế hoạch số vắc-xin trên, đảm bảo an toàn, chất lượng và không để xảy ra sự cố nào về công tác bảo quản.

Hiện CDC Hà Nội có 1 kho lạnh bảo quản vắc-xin tiêm chủng dịch vụ thể tích 40m3, 1 kho lạnh bảo quản vắc-xin tiêm chủng mở rộng thể tích 16m3, 6 tủ lạnh 3000 và 3000 AC. Tổng số liều vắc-xin bảo quản ở nhiệt độ 2- 8 độ C là 310.000 liều. Đối với hệ thống trang thiết bị bảo quản tại các Trung tâm Y tế và Trạm Y tế trên địa bàn Hà Nội đạt công suất 1.272.000 liều ở nhiệt độ 2- 8 độ C.

Về khó khăn, Bà Kiều Oanh báo cáo: Hiện CDC Hà Nội mới chỉ trang bị hệ thống dây chuyền lạnh bảo quản chủ yếu các vắc-xin từ 2 – 8 độ C, có 6 tủ bảo quản được tối đa 60.000 liều ở điều kiện từ -15 đến – 25 độ C và còn chưa trang bị bảo quản đối với vắc-xin yêu cầu nhiệt độ âm sâu. Do đó, CDC Hà Nội sẽ chỉ có thể tiếp nhận và triển khai tiêm khi vắc-xin đã được rã đông và bảo quản ở nhiệt độ 2 – 8 độ trong khoảng thời gian quy định cho phép.

Bên cạnh đó, 69 tủ ở các trạm y tế bị hỏng đang chờ bố trí nguồn kinh phí để sửa chữa. Do đó, một số đơn vị phải thực hiện lĩnh vắc-xin theo buổi tiêm chủng thường xuyên từ Trung tâm Y tế.

Ông Trương Quang Việt – Phó Giám đốc phụ trách điều hành CDC Hà Nội báo cáo thêm: Theo kế hoạch tiêm chủng, Quân khu thủ đô được giao là đơn vị bố trí kho lưu trữ và đã hoàn thiện kho có sức chứa 1.300.000 liều vắc-xin.

Do đó, CDC Hà Nội sẽ phối hợp với đơn vị này thực hiện phân phối và vận chuyển ngay trong ngày vắc-xin cho các Trung tâm Y tế quận/huyện, những vắc-xin còn thừa cuối ngày sẽ được thu lại về bảo quản tại Quân khu thủ đô và CDC Hà Nội.

Hiện, Hà Nội có hơn 1.200 dây chuyền với hơn 820 điểm tiêm chủng tại 579 xã, phường, thị trấn và xây dựng kế hoạch tiêm lên đến mũi 200.000 mũi/ngày. Để đạt được số mũi tiêm tối đa cần có 1.000 dây chuyền tiêm (mỗi dây chuyền tiêm 200 mũi/ngày). Tuy nhiên, Hà Nội đã dự phòng thêm 200 dây chuyền sẵn và cũng đã tập huấn cho cán bộ y tế phụ trách công tác tiêm chủng toàn tuyến để sẵn sàng cho chiến dịch tiêm chủng.

Ông Tạ Mạnh Hùng – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược đề nghị CDC Hà Nội cần thống kê thực trạng, điều kiện đáp ứng của đơn vị, từ đó gửi đề xuất lên cấp trên để thực hiện phân bổ vắc-xin phù hợp. Đồng thời, phối hợp với Sở Y tế Hà Nội, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Quân khu thủ đô để lên phương án tiếp nhận tối đa lượng vắc xin, phương án vận chuyển, từ đó, sẽ xây dựng kế hoạch tiêm chủng chi tiết, phù hợp. Sở Y tế Hà Nội cần khẩn trương xây dựng quy trình vận chuyển, bảo quản vắc xin trên địa bàn thành phố.

Ông Nguyễn Đình Anh – Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng đề nghị CDC Hà Nội cần xây dựng kế hoạch truyền thông về tiêm và sử dụng vắc-xin để người dân có nhận thức đầy đủ về lợi ích và trách nhiệm của tiêm chủng. Từ đó, CDC Hà Nội cũng cần lên các phương án truyền thông trong mọi tình huống khi có vấn đề nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện.

Qua nghe báo cáo và các ý kiến trao đổi tại buổi làm việc, Thứ trưởng nhấn mạnh, TP Hà Nội là địa phương đông dân, có vị trí quan trọng, do đó những chuẩn bị cũng như triển khai thực hiện của Hà Nội đóng vai trò rất quan trọng trong thành công của chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử..,

“Do đó, CDC TP Hà Nội cần kiểm tra, rà soát lại các kho, tủ lạnh bảo quản vắc-xin cũng năng lực bảo quản vắc xin hiện nay; rà soát lại số lượng bơm kim tiêm… Đề nghị CDC báo cáo Sở Y tế trình UBND TP cấp kinh phí để trang bị thêm các tủ bảo quản vắc-xin, trang bị thêm các máy phát hệ thống điện để đảm bảo bảo quản vắc-xin khi vắc-xin về nhiều, đa chủng loại cùng 1 thời điểm bởi hiện tại Hà Nội mới chủ yếu có khả năng bảo quản, dự trữ và vận chuyển loại vắc-xin trong điều kiện bảo quản từ 2-8 độ C…”- Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị.

Cũng theo Thứ trưởng Trương Quốc Cường: Trong trường hợp quá tải về năng lực bảo quản, CDC TP.Hà Nội cần có sự phối hợp chặc chẽ các đơn vị trên địa bàn như Quân khu Thủ đô, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương… để sẵn sàng chuyển vắc-xin về bảo quản dự phòng.

“Khi chuẩn bị cho chiến dịch tiêm chủng, cần tính đến cả tình huống xấu nhất, kịch bản xấu nhất để lên kế hoạch thực hiện sẵn sàng, tránh bị động”- Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.