Theo trang The Conversation, cứ khoảng 1 trong 3 người nói rằng họ cảm thấy không thoải mái khi tiếp xúc với độ cao. Nhưng không phải ai cũng mắc hội chứng sợ độ cao.
Đối với những người mắc hội chứng sợ độ cao, hệ thống thần kinh giao cảm bị kích thích, như thể chuẩn bị cho điều gì đó khẩn cấp.
Các triệu chứng bao gồm chóng mặt, tăng nhịp tim, khó thở, đổ mồ hôi, lo lắng, run rẩy và buồn nôn hoặc đau bụng.
Những phản ứng trên xảy ra ngay cả khi hoàn toàn không có nguy hiểm trước mắt. Ví dụ có người chỉ cần nghĩ đến độ cao thôi cũng cảm thấy căng thẳng.
Theo trang The Conversation, nỗi sợ độ cao đến từ cả kinh nghiệm của con người cũng như yếu tố di truyền.
Theo các nhà hành vi học, những nỗi sợ hãi và ám ảnh xảy ra theo cách gọi là điều kiện cổ điển.
Ví dụ như một người từng trèo lên cây, ngã từ trên cao xuống kèm theo chấn thương, hình thành nỗi sợ về độ cao.
Còn quan điểm của các nhà tâm lý học tiến hóa, nỗi sợ hãi và ám ảnh có yếu tố bẩm sinh. Có nghĩa là, một người có thể cảm thấy sợ độ cao ngay cả khi không có tiếp xúc trực tiếp với độ cao.
Các nhà tâm lý học tiến hóa cho rằng, những người sợ độ cao có thể chưa từng thực sự trải qua mối nguy hiểm với độ cao, nhưng hình thành phản xạ để né tránh nguy hiểm.
Bằng cách này, họ có nhiều khả năng sống sót hơn và truyền lại vào gene cho thế hệ sau. Tránh khỏi các tình huống nguy hiểm tiềm ẩn là yếu tố giúp bảo tồn giống nói.Theo The Conversation, nỗi sợ
độ cao là thứ hoàn toàn có thể khắc phục được. Bằng cách tiếp xúc với độ cao theo cách an toàn và có kiểm soát, một người sẽ dần nhận ra rằng không hề có nguy hiểm và cảm giác sợ hãi sẽ biến mất.
Thứ nhất là thể lực không tốt. Thứ hai là bị ám ảnh về không gian. Khi mắt nhìn xuống phía bên dưới, làm cơ thể có cảm giác mất thăng bằng, sợ bị rơi. Thứ ba đã từng bị tai nạn. Và nhiều lý do khác nữa...
Sợ bị rơi
Cảm giác run rẩy sợ hãi
Chóng mặt