Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021
Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >STT | Tỉnh thành | Ca nhiễm mới hôm qua |
Tổng Ca nhiễm |
Ca tử vong |
Ca tử vong công bố hôm qua |
---|---|---|---|---|---|
TỔNG | +769 | 10.737.087 | 43.052 | 3 | |
1 | Hà Nội | +158 | 1.605.587 | 1.245 | 0 |
2 | TP.HCM | +32 | 610.064 | 20.344 | 0 |
3 | Phú Thọ | +62 | 321.734 | 97 | 0 |
4 | Nghệ An | +54 | 485.595 | 143 | 0 |
5 | Bắc Ninh | +40 | 343.507 | 130 | 0 |
6 | Sơn La | +40 | 150.838 | 0 | 0 |
7 | Đà Nẵng | +38 | 104.015 | 326 | 0 |
8 | Yên Bái | +32 | 153.158 | 13 | 0 |
9 | Lào Cai | +27 | 182.242 | 38 | 0 |
10 | Quảng Ninh | +26 | 351.373 | 144 | 1 |
11 | Hòa Bình | +26 | 205.054 | 104 | 0 |
12 | Vĩnh Phúc | +21 | 369.220 | 19 | 0 |
13 | Hà Nam | +21 | 84.788 | 65 | 0 |
14 | Bắc Kạn | +17 | 76.107 | 30 | 0 |
15 | Hưng Yên | +16 | 241.164 | 5 | 0 |
16 | Tuyên Quang | +15 | 158.179 | 14 | 0 |
17 | Cao Bằng | +14 | 95.565 | 58 | 0 |
18 | Hải Dương | +13 | 363.229 | 117 | 0 |
19 | Thái Bình | +13 | 267.983 | 23 | 0 |
20 | Quảng Bình | +12 | 127.616 | 76 | 0 |
21 | Thái Nguyên | +11 | 185.882 | 110 | 0 |
22 | Ninh Bình | +11 | 99.455 | 90 | 0 |
23 | Nam Định | +11 | 296.193 | 149 | 0 |
24 | Hải Phòng | +9 | 120.911 | 135 | 0 |
25 | Quảng Trị | +8 | 81.869 | 37 | 0 |
26 | Thanh Hóa | +7 | 198.458 | 104 | 0 |
27 | Khánh Hòa | +6 | 117.926 | 366 | 0 |
28 | Lâm Đồng | +5 | 92.372 | 137 | 0 |
29 | Lạng Sơn | +5 | 157.043 | 86 | 0 |
30 | Bà Rịa - Vũng Tàu | +4 | 107.169 | 487 | 0 |
31 | Điện Biên | +4 | 88.305 | 20 | 0 |
32 | Bắc Giang | +3 | 387.697 | 97 | 0 |
33 | Lai Châu | +2 | 74.015 | 0 | 0 |
34 | Bến Tre | +2 | 97.572 | 504 | 2 |
35 | Bình Thuận | +2 | 52.650 | 475 | 0 |
36 | Cà Mau | +1 | 150.043 | 352 | 0 |
37 | Đồng Tháp | +1 | 50.528 | 1.040 | 0 |
38 | Quảng Nam | 0 | 48.902 | 139 | 0 |
39 | Kon Tum | 0 | 26.237 | 1 | 0 |
40 | Phú Yên | 0 | 52.816 | 130 | 0 |
41 | Trà Vinh | 0 | 65.497 | 298 | 0 |
42 | Vĩnh Long | 0 | 100.435 | 831 | 0 |
43 | Kiên Giang | 0 | 39.842 | 1.017 | 0 |
44 | Bình Định | 0 | 139.090 | 282 | 0 |
45 | Thừa Thiên Huế | 0 | 46.393 | 172 | 0 |
46 | Bình Phước | 0 | 118.373 | 219 | 0 |
47 | Bạc Liêu | 0 | 46.407 | 472 | 0 |
48 | Đồng Nai | 0 | 106.636 | 1.890 | 0 |
49 | Đắk Lắk | 0 | 170.786 | 189 | 0 |
50 | Tây Ninh | 0 | 137.355 | 877 | 0 |
51 | Sóc Trăng | 0 | 34.796 | 627 | 0 |
52 | Bình Dương | 0 | 383.854 | 3.465 | 0 |
53 | An Giang | 0 | 41.865 | 1.382 | 0 |
54 | Ninh Thuận | 0 | 8.817 | 56 | 0 |
55 | Đắk Nông | 0 | 72.984 | 46 | 0 |
56 | Quảng Ngãi | 0 | 47.644 | 121 | 0 |
57 | Gia Lai | 0 | 69.249 | 116 | 0 |
58 | Hậu Giang | 0 | 17.545 | 231 | 0 |
59 | Cần Thơ | 0 | 49.553 | 952 | 0 |
60 | Tiền Giang | 0 | 35.821 | 1.238 | 0 |
61 | Long An | 0 | 48.929 | 991 | 0 |
62 | Hà Giang | 0 | 122.240 | 79 | 0 |
63 | Hà Tĩnh | 0 | 49.915 | 51 | 0 |
Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam
Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >Số mũi đã tiêm toàn quốc
251.680.004
Số mũi tiêm hôm qua
223.705
Từ sáng sớm, thùng xốp có túi đá lạnh được vận chuyển bằng xe chuyên dụng chở vắc xin tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM. Nhân viên đơn vị cung cấp vắc xin nhanh chóng đưa vào bên trong bệnh viện để bàn giao.
Trước đó, trưa 24/2, hơn 117.600 liều vắc xin AstraZeneca đã được nhập về Việt Nam và đến nay đã có giấy kiểm định chất lượng lô vắc xin này, khẳng định đảm bảo điều kiện tiêm cho người dân Việt Nam. Đây là một trong ba vắc xin đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông qua chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp và được sử dụng tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Các nhân viên y tế của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM có mặt tại khu vực tiêm để tiêm những mũi vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên. Theo Bộ Y tế, đội ngũ y, bác sỹ của bệnh viện này là đơn vị đầu tiên ở khu vực phía Nam được ưu tiên tiêm vắc xin AstraZeneca ngừa COVID-19.
Trước khi tiêm, các nhân viên y tế được khám sàng lọc tại phòng riêng. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM là 1 trong 21 cơ sở y tế trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19 được ưu tiên tiêm vắc xin đợt này. Đây là nơi được xác định có nguy cơ lây nhiễm cao nhất, kế đến sẽ tiêm đồng loạt cho các lực lượng trực tiếp tham gia chống dịch tại Hà Nội, Hải Dương, TP.HCM…
Cụ thể, sẽ có hơn 900 nhân viên y tế tại bệnh viện này với 7 đối tượng sẽ được tiêm đợt đầu, bao gồm: đội ngũ y, bác sỹ khoa Nhiễm D, khoa Cấp cứu, khoa Khám bệnh, phòng Công tác xã hội, phòng Xét nghiệm sinh học phân tử, phòng Hồi sức tích cực chống độc người lớn và các trưởng, phó phòng chức năng cùng Ban giám đốc bệnh viện.
Sở dĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM là đơn vị đầu tiên được lựa chọn tiêm vắc xin phòng COVID-19 bởi nơi đây thường xuyên thực hiện việc tiêm ngừa các bệnh truyền nhiễm cho người dân; do đó việc tổ chức tiêm vắc xin tại đây rất phù hợp khi có đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm, có các phác đồ chống sốc, cùng các trang thiết bị để hồi sức. Trong ảnh, người tiêm ký giấy đồng ý trước khi tiêm.
Từ khi dịch COVID-19 bùng phát cho đến nay bệnh viện này là đơn vị nòng cốt trong việc tiếp nhận điều trị các bệnh nhân mắc COVID-19 nặng; điều động lực lượng quản lý Bệnh viện Dã chiến Củ Chi và chi viện cho các tỉnh miền Trung chống dịch.
Thời gian tiêm được chia theo 2 ca, buổi sáng và buổi chiều cùng ngày. Trong sáng nay, 100 cán bộ, nhân viên y tế tại bệnh viện được tiêm vắc xin COVID-19. Trong vòng 1 tuần bệnh viện sẽ triển khai tiêm cho tổng số 900 nhân viên y tế của bệnh viện. Trong ảnh, một trong những nhân viên y tế được tiêm mũi đầu tiên sáng nay.
Đại diện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết trước khi tiêm vắc xin COVID-19 lần này, bệnh viện đã xây dựng kịch bản, tình huống và có thông tin đầy đủ cho nhân viên. Số vắc xin chuyển tới bệnh viện trong sáng nay được phân chia lưu trữ trong 2 thùng chuyên dụng tại phòng tiêm.
Vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca sử dụng lần này mỗi lọ đóng 10 liều, mỗi người trên 18 tuổi sẽ được tiêm 2 mũi cách nhau 12 tuần, với liều lượng 0,5ml, tiêm bắp.
Cũng như các loại vắc xin khác, vắc xin COVID-19 có thể gây nên một số phản ứng không mong muốn sau khi tiêm, từ mức độ nhẹ như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, mệt mỏi, bồn chồn đến nghiêm trọng như sốc phản vệ. Sau khi tiêm vắc xin, người được tiêm chủng cần ở lại cơ sở y tế 30 phút để được nhân viên y tế theo dõi tình trạng sức khỏe; và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe bản thân trong vòng 1 - 2 ngày tiếp theo. Khi gặp các dấu hiệu bất thường, hãy đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.
Cầm giấy xác nhận đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên tay, bác sỹ Dư Lê Thanh Xuân tỏ ra rất vui mừng khi mình vừa được tiêm ngừa COVID-19. “Tôi khá hồi hộp nhưng sau tiên cảm thấy rất bình thường, phải theo dõi thêm những biểu hiện có thể xảy ra. Mong thời gian sắp tới ai cũng được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 để cuộc sống trở lại bình thường” nữ bác sỹ chia sẻ.
Sau khi tiêm, các nhân viên y tế tập trung tại phòng theo dõi bên phòng tiêm. Tại cuộc họp thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 vừa qua, Bộ Y tế lưu ý dù vắc xin được tiêm nhưng không đảm bảo phòng bệnh 100%. Theo thông tin của nhà sản xuất, vắc xin của Pfizer có hiệu quả bảo vệ trên 90%, vắc xin AstraZeneca là 76% mũi 1 và 81% mũi 2.
Mỗi người tiêm được phát một bảng theo dõi và chăm sóc tại nhà sau tiêm chủng. Các điểm tiêm chủng sẽ được tổ chức tại bệnh viện, bệnh xá, trạm y tế, điểm tiêm lưu động nhưng đó phải là nơi đã được tập huấn về tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19. Mỗi điểm tiêm chỉ tiêm dưới 100 người/buổi tiêm chủng để thực hiện đầy đủ các bước khám sàng lọc, hỏi tiền sử, người có sốt, ho sẽ tạm hoãn đợi buổi tiêm kế tiếp.
Tại phòng theo dõi sau tiêm, bệnh viện bố trí cán bộ nhân viên để theo dõi, kịp thời xử lý những tình huống xảy ra. Sau 30 phút ngồi nghỉ ngơi tại phòng, các cán bộ nhân viên y tế của bệnh viện có thể trở lại phòng ban làm việc.
Ngày 5/3, Sở Y tế TP.HCM có văn bản báo cáo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) và Viện Pasteur TP.HCM về kết quả rà soát các trường hợp tiêm chủng vắc xin COVID-19 trên địa bàn thành phố theo mẫu thu thập thông tin của Cục Y tế dự phòng. Đại diện Sở Y tế TP.HCM nhận định hiện tại, thành phố không có ổ dịch đang hoạt động trong cộng đồng. Do đó, thành phố không xác định địa bàn được ưu tiên tiêm chủng. TP.HCM xác định có 9 nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin ngừa COVID-19 trong đợt đầu này với 44.175 trường hợp gồm: 285 nhân viên y tế đang điều trị bệnh nhân COVID-19, 388 thành viên tổ truy vết, 1.362 nhân viên tham gia điều tra dịch tễ, 600 cán bộ chiến sỹ lực lượng quân đội, 1.042 cán bộ chiến sỹ lực lượng công an, 38.000 người tổ COVID-19 cộng đồng, 1.710 cán bộ lấy mẫu xét nghiệm, 513 nhân viên tại các khu cách ly tập trung, 275 cán bộ trực tiếp tiêm chủng vắc xin COVID-19. |