Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021
Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >STT | Tỉnh thành | Ca nhiễm mới hôm qua |
Tổng Ca nhiễm |
Ca tử vong |
Ca tử vong công bố hôm qua |
---|---|---|---|---|---|
TỔNG | +769 | 10.737.087 | 43.052 | 3 | |
1 | Hà Nội | +158 | 1.605.587 | 1.245 | 0 |
2 | TP.HCM | +32 | 610.064 | 20.344 | 0 |
3 | Phú Thọ | +62 | 321.734 | 97 | 0 |
4 | Nghệ An | +54 | 485.595 | 143 | 0 |
5 | Bắc Ninh | +40 | 343.507 | 130 | 0 |
6 | Sơn La | +40 | 150.838 | 0 | 0 |
7 | Đà Nẵng | +38 | 104.015 | 326 | 0 |
8 | Yên Bái | +32 | 153.158 | 13 | 0 |
9 | Lào Cai | +27 | 182.242 | 38 | 0 |
10 | Quảng Ninh | +26 | 351.373 | 144 | 1 |
11 | Hòa Bình | +26 | 205.054 | 104 | 0 |
12 | Vĩnh Phúc | +21 | 369.220 | 19 | 0 |
13 | Hà Nam | +21 | 84.788 | 65 | 0 |
14 | Bắc Kạn | +17 | 76.107 | 30 | 0 |
15 | Hưng Yên | +16 | 241.164 | 5 | 0 |
16 | Tuyên Quang | +15 | 158.179 | 14 | 0 |
17 | Cao Bằng | +14 | 95.565 | 58 | 0 |
18 | Hải Dương | +13 | 363.229 | 117 | 0 |
19 | Thái Bình | +13 | 267.983 | 23 | 0 |
20 | Quảng Bình | +12 | 127.616 | 76 | 0 |
21 | Thái Nguyên | +11 | 185.882 | 110 | 0 |
22 | Ninh Bình | +11 | 99.455 | 90 | 0 |
23 | Nam Định | +11 | 296.193 | 149 | 0 |
24 | Hải Phòng | +9 | 120.911 | 135 | 0 |
25 | Quảng Trị | +8 | 81.869 | 37 | 0 |
26 | Thanh Hóa | +7 | 198.458 | 104 | 0 |
27 | Khánh Hòa | +6 | 117.926 | 366 | 0 |
28 | Lâm Đồng | +5 | 92.372 | 137 | 0 |
29 | Lạng Sơn | +5 | 157.043 | 86 | 0 |
30 | Bà Rịa - Vũng Tàu | +4 | 107.169 | 487 | 0 |
31 | Điện Biên | +4 | 88.305 | 20 | 0 |
32 | Bắc Giang | +3 | 387.697 | 97 | 0 |
33 | Lai Châu | +2 | 74.015 | 0 | 0 |
34 | Bến Tre | +2 | 97.572 | 504 | 2 |
35 | Bình Thuận | +2 | 52.650 | 475 | 0 |
36 | Cà Mau | +1 | 150.043 | 352 | 0 |
37 | Đồng Tháp | +1 | 50.528 | 1.040 | 0 |
38 | Quảng Nam | 0 | 48.902 | 139 | 0 |
39 | Kon Tum | 0 | 26.237 | 1 | 0 |
40 | Phú Yên | 0 | 52.816 | 130 | 0 |
41 | Trà Vinh | 0 | 65.497 | 298 | 0 |
42 | Vĩnh Long | 0 | 100.435 | 831 | 0 |
43 | Kiên Giang | 0 | 39.842 | 1.017 | 0 |
44 | Bình Định | 0 | 139.090 | 282 | 0 |
45 | Thừa Thiên Huế | 0 | 46.393 | 172 | 0 |
46 | Bình Phước | 0 | 118.373 | 219 | 0 |
47 | Bạc Liêu | 0 | 46.407 | 472 | 0 |
48 | Đồng Nai | 0 | 106.636 | 1.890 | 0 |
49 | Đắk Lắk | 0 | 170.786 | 189 | 0 |
50 | Tây Ninh | 0 | 137.355 | 877 | 0 |
51 | Sóc Trăng | 0 | 34.796 | 627 | 0 |
52 | Bình Dương | 0 | 383.854 | 3.465 | 0 |
53 | An Giang | 0 | 41.865 | 1.382 | 0 |
54 | Ninh Thuận | 0 | 8.817 | 56 | 0 |
55 | Đắk Nông | 0 | 72.984 | 46 | 0 |
56 | Quảng Ngãi | 0 | 47.644 | 121 | 0 |
57 | Gia Lai | 0 | 69.249 | 116 | 0 |
58 | Hậu Giang | 0 | 17.545 | 231 | 0 |
59 | Cần Thơ | 0 | 49.553 | 952 | 0 |
60 | Tiền Giang | 0 | 35.821 | 1.238 | 0 |
61 | Long An | 0 | 48.929 | 991 | 0 |
62 | Hà Giang | 0 | 122.240 | 79 | 0 |
63 | Hà Tĩnh | 0 | 49.915 | 51 | 0 |
Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam
Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >Số mũi đã tiêm toàn quốc
251.680.004
Số mũi tiêm hôm qua
223.705
“Cẩm Giàng là ổ dịch nguy hiểm nhất của tỉnh Hải Dương”
Ngày 18/2, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn làm trưởng Đoàn đã đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại thành phố Chí Linh và huyện Cẩm Giàng của tỉnh Hải Dương.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nêu rõ: “Sau khi dịch bắt đầu bùng phát tại Hải Dương, chúng ta đã trải qua khoảng thời gian 3 tuần để chống dịch COVID-19. Cách đây 3 ngày, Hải Dương đã ban hành lệnh cách ly xã hội. Điều khó khăn rõ thấy của Hải Dương là môi trường lây nhiễm ở nhà máy, xí nghiệp là môi trường lây nhiễm vô cùng nhanh chóng. Tính đến thời điểm hiện nay, 12/12 huyện, thị xã, thành phố đều đã có ca nhiễm. Chúng tôi sẽ nắm bắt lại tình hình và sẽ tăng cường sự hỗ trợ về y tế đối với ngành Y tế Hải Dương để nhanh chóng dập được dịch tại địa bàn này”.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn (áo đen, đứng giữa) kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại thành phố Hải Dương.
Về ổ dịch Cẩm Giàng, theo Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng, đây là ổ dịch nguy hiểm nhất của tỉnh Hải Dương. Hải Dương đã thực hiện hàng loạt giải pháp tại địa phương này. Toàn bộ 100% các doanh nghiệp tại Cẩm Giàng sẽ phải thực hiện việc xét nghiệm cho công nhân trước khi tái sản xuất. Nếu trường hợp xuất hiện công nhân nhiễm thì phát sinh tại phân xưởng nào thì cách ly toàn phân xưởng đó.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đề xuất Chí Linh sau phong tỏa sẽ tiếp tục giãn cách theo chỉ thị 16 chung của tỉnh. Đồng thời, sớm có phương án đảm bảo an toàn cho công nhân tại các nhà máy, xí nghiệp khi tái sản xuất tại TP. Chí Linh, Hải Dương nhằm đảm bảo mục tiêu kép, vừa chống dịch và đảm bảo phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Tính đến 13h chiều nay, Hải Dương đã được thực hiện lấy mẫu cho 146.337 trường hợp.
Ông Phạm Xuân Thăng, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Hải Dương (bên phải) và Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn làm việc tại TP Chí Linh về công tác phòng, chống dịch.
Làm việc tại TP.Chí Linh (Hải Dương), Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh: Các lực lượng hoàn thành bước đầu nhiệm vụ của mình. Dịch bệnh COVID-19 ở Hải Dương dù phát sinh một số ca mới tại các khu cách ly nhưng dịch cơ bản đã được kiểm soát.
Hải Dương không chậm chạp, thiếu quyết đoán
Ông Phạm Xuân Thăng – Bí thư tỉnh Hải Dương cho biết: Đến nay đã 23 ngày Hải Dương ghi nhận ca mắc COVID-19 và 3 ngày thực hiện giãn cách xã hội. Thời gian gần đây có một số thông tin chưa đúng về Hải Dương. Dịch COVID-19 ở Hải Dương có sự khác biệt so với nơi khác. Đó là, đây là chủng virus mới có tốc độ lây lan nhanh; Dịch phát ra ở doanh nghiệp là Công ty TNHH Điện tử Poyun Việt Nam có nhiều công nhân (2.300 công nhân), sinh hoạt chung, ăn uống, giao tiếp chung nên việc lây lan ra cộng đồng nhanh chóng; Dịch diễn ra vào cận Tết nên gặp nhiều khó khăn. Do những yếu tố trên nên công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Hải Dương phải nỗ lực hơn nhiều lần.
“Hải Dương không chậm chạp, thiếu quyết đoán trong một số tình huống, một số thời điểm dịch bùng phát. Phải nhìn lại đa chiều toàn bộ lộ trình chống dịch ở Hải Dương sẽ thấy rõ điều đó. Đến nay, có thể nói là tình hình ở Hải Dương đã được kiểm soát. Chúng tôi thống nhất chiến lược truy vết nhanh, khoanh vùng xét nghiệm thần tốc trên diện rộng và cách ly kịp thời để sớm ngăn chặng dịch bệnh” , ông Phạm Xuân Thăng chia sẻ.
Cũng theo Bí thư Tỉnh uỷ Phạm Xuân Thăng: “Khi đưa ra các quyết định ở các giai đoạn của dịch, Hải Dương đều xin ý kiến của đoàn chuyên gia y tế và Bộ Y tế về mặt dịch tễ học. Nên phong toả ở đâu, cách ly chỗ nào phải dựa trên cơ sở dịch tễ, cơ sở khoa học, tuyệt đối không phong toả cực đoan. Chúng tôi quyết định cách ly toàn tỉnh là vì sự an toàn của Hải Dương và của cả nước.
Đến thời điểm này, tôi có thể khẳng định tỉnh hoàn toàn chủ động trong việc phòng, chống dịch COVID-19 và tuân thủ nghiêm ngặt chiến lược chống dịch mới của Bộ Y tế cũng như Ban Chỉ đạo Trung ương đưa ra”.
Huyện Cẩm Giàng họp “nóng” ngay tại chỗ để chỉ đạo chống dịch Huyện Cẩm Giàng “điểm nóng” chống dịch COVID-19 của tỉnh Hải Dương vừa thực hiện cuộc họp “nóng” ngay tại chỗ để chỉ đạo chống dịch quyết liệt tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Đây là một trong những vấn đề nóng nhất tại cuộc họp bởi trên địa bàn Cẩm Giàng có 2 cụm công nghiệp với hơn 6 vạn lao động, nhiều doanh nghiệp vẫn đang hoạt động. Để có giấy ra vào KCN và các chốt kiểm dịch, công nhân phải đi lấy mẫu xét nghiệm, có kết quả xét nghiệm âm tính, thẻ ra vào công ty, về UBND xã xin cấp giấy phép đi lại. Điều này khiến tắc nghẽn về thủ tục hành chính. Để giảm thiểu các thủ tục hành chính, ông Lưu Văn Bản, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, Tổ trưởng tổ công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Cẩm Giàng đề xuất giao lại cho các doanh nghiệp phối hợp với Ban chỉ đạo của tỉnh Hải Dương lấy mẫu xét nghiệm cho công nhân ngay trong ngày làm việc…. Sau khi nhận được đề nghị từ tổ công tác, BSCKII. Nguyễn Trung Cấp- Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, thành viên đoàn công tác chống dịch Bộ Y tế tại Hải Dương khẳng định: “Chúng tôi sẽ tổ chức lấy mẫu, điều phối các đơn vị xét nghiệm làm sao trả kết quả nhanh nhất cho địa phương”. Liên quan đến vấn đề lưu thông hàng hóa đang được người dân quan tâm, ông Lưu Văn Bản nói: “Tạo điều kiện cho nhân dân lưu chuyển hàng hóa làm thế nào thuận lợi nhất, nhưng vẫn phải quản lý được. Để làm được điều đó cần thành lập tổ công tác kiểm tra giám sát, thiết lập các bộ phận để kết nỗi giữa thôn với xã trong việc vận chuyển hàng hóa. Đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa trong nhân dân sao cho thực hiện đúng giãn cách xã hội, không được để thôn, xã nào xảy ra việc bán hàng phản cảm”. |