Nhà máy giấy và tinh thần chào đón “lãnh đạo môi trường” tương lai

Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường, một số nhà máy giấy đã “mở cửa”, tạo điều kiện cho sinh viên, giảng viên khám phá hoạt động sản xuất, xử lý thải công nghệ mới. Bên cạnh đó, sinh viên và giảng viên cũng có cơ hội chia sẻ ý kiến cá nhân giúp doanh nghiệp hoàn thiện các dự án bảo vệ môi trường.

Kỹ sư môi trường tương lai và vai trò của nhà sản xuất

Môi trường là vấn đề không của riêng ai nhưng với phần lớn các công ty sản xuất, vấn đề mà họ đối mặt lớn hơn rất nhiều khi phải kiểm soát nước, không khí, tiếng ồn để tránh làm ảnh hưởng đến môi sinh. Về phía giáo dục, các sinh viên trong ngành môi trường cần sớm tiếp cận với các công nghệ kiểm soát, xử lý thải hiện đại cũng như công nghệ sản xuất tiết kiệm nguyên, nhiên liệu thực tế tại các nhà máy để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và làm việc sau này.

Do đó sinh viên, vốn đang ngày càng quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, cần được tạo cơ hội cọ xát thực tế tại các nhà máy và đóng góp ý kiến. Việc này vừa giúp doanh nghiệp nhận thức và chỉnh sửa những thiếu sót từ góc nhìn trẻ, vừa góp phần đầu tư vào tương lai môi trường sống bằng hành động tiếp đón những kỹ sư môi trường trong tương lai. Với sinh viên, khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành sẽ luôn chênh lệch nếu không có cơ hội trải nghiệm thực tế. Riêng đối với ngành môi trường, những chuyến tham quan để tìm hiểu về dây chuyền sản xuất, công nghệ xử lý thải sẽ đem lại những bài học và giá trị thiết thực.

Nhà máy giấy và tinh thần chào đón “lãnh đạo môi trường” tương lai - 1

Sinh viên cần được các nhà máy sản xuất tạo điều kiện để học hỏi từ thực tế

Cụ thể, về phía doanh nghiệp sản xuất kh vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, trong vòng hai tháng từ tháng 4 đến tháng 6/2018, gần 200 sinh viên ngành môi trường từ hai trường ĐH Tài nguyên & Môi trường và ĐH Hoa Sen đã đến tham quan nhà máy giấy Lee&Man tại Hậu Giang. Nói về lý do chọn Lee&Man, TS. Tuấn cho hay: “Sau một thời gian tham gia giám định công trình bảo vệ môi trường tại Lee&Man, tôi nhận thấy các em sinh viên có thể học hỏi được rất nhiều từ công trình xử lý môi trường và thiết bị mà công ty sử dụng trong triển khai”.

Nhà máy giấy và tinh thần chào đón “lãnh đạo môi trường” tương lai - 2

Đoàn sinh viên ĐH Tài nguyên & Môi trường học hỏi về các kỹ thuật sản xuất ở công ty giấy Lee&Man

Khi công nghệ sản xuất xanh làm tiền đề để truyền đạt kiến thức thực tiễn

Sở hữu một trong những nhà máy giấy có công suất lớn nhất hiện nay tại Việt Nam, ngoài đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại, nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu phục vụ sản xuất, Lee&Man cũng xây dựng hệ thống xử lý thải hiện đại bậc nhất hiện nay với bể AO, hệ thống cảng, hồ sinh thái, phòng quan trắc nước thải, đường ống xả thải... Sinh viên khi tham quan nhà máy sẽ có góc nhìn cụ thể hơn về quy trình xử lý nước thải, khí thải, và chất lượng nước thải sau khi xử lý, cũng như sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng.

PGS.TS Nguyễn Đình Tuấn (Hiệu trưởng Trường ĐH Tài nguyên và môi trường TP.HCM, giảng viên thỉnh giảng cho 1 số trường ĐH khác) – người từng có kinh nghiệm dẫn dắt các đoàn sinh viên tham quan một số nhà máy sản xuất cho biết: “Là người trực tiếp tham gia đào tạo các kỹ sư môi trường tương lai tại một số trường ĐH, tôi nhận thấy việc tham quan các công trình xử lý môi trường tại các công ty là cơ hội tiếp cận với thực tế giúp sinh viên học hỏi thêm theo phương châm "kiến thức phải gắn liền với thực tiễn". Điều này vô cùng quan trọng, không sách vở nào có thể dạy được, đồng thời cũng mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp khi sinh viên có thể đóng góp ý kiến cho họ.”

Mang tinh thần chào đón, không ngại tạo điều kiện để sinh viên trải nghiệm thực tế, doanh nghiệp giấy tỉnh Hậu Giang Lee&Man nhận được phản hồi tích cực từ phía nhà trường lẫn sinh viên sau những đợt tham quan. Hầu hết các sinh viên đều ấn tượng với các công trình hiện đại và tuân thủ tiêu chí thân thiện môi trường tại công ty. Đặc biệt, các sinh viên khá bất ngờ vì nhà máy giấy Lee&Man tương đối khác so với hình dung trước đó. Trong đó, việc một nhà máy sản xuất công suất 420.000 tấn giấy/năm mà hầu như không phát sinh bụi, nước thải được lọc trong đến mức có thể nuôi cá, tiếng ồn cũng được kiểm soát tốt… Chuyến tham quan cũng giúp các sinh viên hiểu được trách nhiệm và phấn đấu hơn trong việc cải thiện môi trường trong tương lai.

Nhà máy giấy và tinh thần chào đón “lãnh đạo môi trường” tương lai - 3

Giảng viên trường Cao đẳng Công thương Phú Thọ đến tham quan, tìm hiểu về công nghệ của nhà máy Lee&Man để tìm hiểu về công nghệ, kỹ thuật

Ngoài các đoàn sinh viên, Lee&Man còn đón tiếp đội ngũ giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng. Điển hình là trường Cao đẳng Công thương Phú Thọ đã cử 3 giảng viên thuộc các chuyên ngành công nghệ giấy và cơ khí đến tham quan, tìm hiểu về công nghệ sản xuất, quy trình xử lý nước thải của nhà máy để trau dồi kiến thức, phục vụ cho việc giảng dạy.

Theo Tiến sĩ Lương Chí Hiếu - Giám đốc Trung tâm hợp tác đào tạo và khoa học Công nghệ trường Cao đẳng Công thương Phú Thọ mong muốn: "Với vốn kiến thức chuyên sâu và trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm làm việc lâu năm, rất mong những cán bộ của Công ty Lee&Man sau này sẽ là những chuyên gia hỗ trợ trau dồi kiến thức cho sinh viên của trường Công thương Phú Thọ, và các sinh viên môi trường nói chung."

Hiện tại, ngành Công nghệ & Kỹ thuật Môi trường và ngành Quản lý Tài nguyên & Môi trường thuộc top những chuyên ngành có nhu cầu tuyển dụng khá cao tại Việt Nam. Thiết nghĩ, việc các công ty tích cực tạo điều kiện cho sinh viên tham quan học hỏi sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của nền kinh tế – những người được đào tạo toàn diện cả về lý thuyết lẫn thực hành.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN