7 trường hợp nên cân nhắc từ chối lời mời làm việc

Nhận được một lời mời làm việc là niềm vui mà không phải ai cũng may mắn có được, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên vội vàng đồng ý. Bởi một quyết định sai lầm có thể làm bạn mất nhiều thời gian, công sức, ảnh hưởng đến cơ hội và sự phát triển nghề nghiệp.

Dưới đây là những trường hợp bạn nên cân nhắc từ chối lời mời nhận việc, hãy cùng tham khảo nhé!

7 trường hợp nên cân nhắc từ chối lời mời làm việc - 1

Cập nhật các tin tuyển dụng mới nhất tại https://www.careerlink.vn/tim-viec-lam-tai/ho-chi-minh/HCM

Công ty không phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức của bạn

Trưởng phòng Nhân sự CareerLink chia sẻ, đây là lý do đầu tiên bạn nên từ chối một lời mời công việc bởi không có điều gì xứng đáng để bạn đánh đổi nhân cách, lòng tư trọng của bản thân. Bạn sẽ khó làm việc hiệu quả, thậm chí là luôn khổ sở và tự trách móc mình nếu nhận bất kỳ công việc nào buộc bản thân bỏ qua các giá trị cốt lõi. Làm sao bạn có thể phấn đấu cho một nhiệm vụ mà mình chán ghét, hay làm sao bán được sản phẩm khi chính bạn không tin vào sản phẩm đó? Rõ ràng, nếu cứ “nhắm mắt” nhận lấy cơ hội này, không chỉ đánh mất bản thân, bạn còn có nguy cơ đánh mất niềm vui sống.

Bạn lo lắng sẽ không hòa hợp với người quản lý

Người giám sát của bạn đóng một vai trò quan trọng trong thành công của bạn tại một công việc mới. Họ có thể là người hỗ trợ bạn đi đến thành công hoặc là người giám sát vi mô. Đừng bỏ qua những tín hiệu nhỏ cho thấy hai bạn có thể không hợp nhau. Những điều nhỏ nhặt này này có thể nảy sinh thành những xích mích lớn nếu trực giác của bạn là đúng.

Công việc khiến bạn phải “hy sinh” gia đình

7 trường hợp nên cân nhắc từ chối lời mời làm việc - 2

Một khoản thu nhập cao hay cơ hội thăng tiến tốt luôn là những điều chúng ta hướng đến khi chọn một công việc. Nhưng, đừng vì thế mà “đánh đổi” cả gia đình, bởi suy cho cùng chúng ta phấn đấu, nỗ lực lao động là để có một cuộc sống thoải mái, hạnh phúc hơn. Điều đó cũng có nghĩa bạn phải cân bằng được giữa công việc và cuộc sống cá nhân - bao gồm gia đình của bạn. Nếu phải dành quá nhiều thời gian và tâm sức cho công việc, bạn sẽ có nguy cơ xa rời, mất kết nối với chính những người thân yêu của mình.

Nơi làm việc “có vấn đề”

Hãy đến thăm nơi mà bạn được mời đến làm việc để tìm hiểu về văn hóa công ty. Nếu cảm thấy nơi đó, nhân viên đang làm việc trong không khí ngột ngạt, căng thẳng, trông họ như sắp sửa bùng nổ hoặc đầy mệt mỏi, chán nản, bạn nên cân nhắc việc đầu quân về đây.

Cảm nhận đầu tiên là quan trọng, do đó hãy để tâm và lắng nghe trực giác của mình. Bạn cũng có thề hỏi thăm, khéo léo tìm hiểu qua việc trao đổi với một vài người trong công ty. Cuối cùng, hãy tự hỏi bản thân, một nơi u ám, buồn bã và đầy áp lực liệu có phải là nơi bạn muốn gắn bó lâu dài?

 Vị trí bạn được mời thay đổi người liên tục

7 trường hợp nên cân nhắc từ chối lời mời làm việc - 3

Tại sao nhà tuyển dụng vội vã muốn bạn gia nhập công ty, “điền vào chỗ trống” ngay lập tức? Có phải rất nhiều người đã từng đến rồi đi, không ai trụ lại ở vị trí đó quá 3, hoặc 6 tháng? Hãy tìm hiểu nguyên nhân thật kỹ. Có thể vấn đề đến từ người quản lý bộ phận, đồng nghiệp, áp lực công việc hay có những lý do bên trong mà người ngoài không được biết. Nếu những người tiền nhiệm của bạn đã chọn cách từ bỏ, tại sao bạn lại muốn dấn thân vào?

Mức lương không tương xứng với vị trí công việc

Có thể bạn không đòi hỏi quá cao về chuyện lương bổng nhưng nếu vị trí công việc đòi hỏi trách nhiệm vượt xa so với mức lương bạn sẽ nhận được, đó là vấn đề không nên bỏ qua. Liệu bạn có cảm thấy vui vẻ khi phải nỗ lực, làm việc vất vả và ôm đồm nhiều trách nhiệm trong khi được trả lương không xứng đáng? Hơn nữa, tiền lương còn là một trong những “thước đo” giá trị của bạn trong công việc, vì vậy đừng chấp nhận để bản thân bị đánh giá thấp.

Đi lại quá khó khăn

Đi làm không nên là phần mệt mỏi nhất trong ngày của bạn. Nếu việc đi lại quá khó khăn, bạn sẽ đến nơi làm việc với sự căng thẳng và trở về nhà trong tâm trạng tồi tệ. Do đó, hãy kiểm tra lại lộ trình vào thời điểm bạn đi làm và ra về để xem bạn có thể duy trì trong một thời gian dài hay không.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Khang ([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN