5 trường hợp bạn không nên nghỉ việc vì chán

“Chán ghét công việc" là một trạng thái tâm lý thường gặp ở những nhân viên văn phòng, nhất là với những bạn trẻ. Dấu hiệu chung cho tình trạng này đó là giảm động lực, không còn tìm thấy niềm vui và cảm hứng trong công việc, mòn mỏi đợi đến giờ về, và đếm từng ngày cho đến cuối tuần.

“Chán việc” như một loại virus nguy hiểm có thể biến bạn trở thành những “zombie công sở", và với người trẻ, họ luôn có cho mình một sự lựa chọn dễ dàng khi sự chán ghét công việc lên đến đỉnh điểm: Nghỉ việc. Nhưng có thật nghỉ việc là liều thuốc hiệu quả cho loại “virus gây chán” này? Nên làm gì khi chán việc, hay chỉ cần nghỉ việc là xong?

 Trong nhiều trường hợp, vòng quay xin việc - chán việc - nghỉ việc này sẽ lặp đi lặp lại và bạn sẽ nhận ra sai lầm của mình sau nhiều năm lãng phí mà không có thành tựu nào đáng kể. Dưới đây là 5 trường hợp bạn không nên nghỉ việc vì chán, hãy cùng tham khảo nhé!

5 trường hợp bạn không nên nghỉ việc vì chán - 1

Cập nhật thông tin việc làm nhanh nhất tại https://www.careerlink.vn/tim-viec-lam-tai/ha-noi/HN

Bạn chưa có nhiều thứ trong tay

Trước khi rời bỏ công việc và chờ đón chuyến tàu mang tên “cơ hội" tiếp theo, bạn cần phải nhìn lại hành trang mang theo của mình. Bạn đang có những gì sau quãng thời gian tốt nghiệp? Một tấm bằng Đại học, chút kỹ năng và… một vài thứ khác. Khả năng cao là bạn chưa có quá nhiều thứ trong tay để gây dựng cái gọi là “ước mơ", “lý tưởng" hay những điều lớn lao khác. Vậy bạn mong chờ những gì sau khi nghỉ việc, với số hành trang ít ỏi này? Lời khuyên cho lúc này: hãy rèn luyện chăm chỉ, chăm chỉ và chăm chỉ hơn nữa. 3 năm đầu sau khi ra trường là quãng thời gian cần tích luỹ rất nhiều: kỹ năng, kinh nghiệm, mối quan hệ. Nếu bạn cảm thấy chưa tích lũy đủ ở công việc này, hãy ở lại và tiếp tục trau dồi thêm.

Bạn chưa thực sự biết mình muốn gì

Trưởng phòng Tư vấn Tuyển dụng Careerlink.vn chia sẻ, mất phương hướng là điều dễ xảy ra khi chúng ta còn trẻ. Mỗi sáng thức dậy, câu hỏi: “Tôi là ai, tôi đang làm gì ở đây?” lại như một làn nước lạnh tạt vào tâm trí bạn. Khi bạn còn trẻ và chưa biết mình muốn gì, rất có khả năng bạn sẽ loay hoay và “nhảy” hết từ công việc này sang vị trí kia một cách vô định. Và nghỉ việc cũng là một hệ quả của trạng thái tâm lý “đứng núi này, trông núi nọ" như thế. Thực tế thì điều này là một sai lầm khiến bạn tốn rất nhiều thời gian.

Thay vì cứ chăm chăm đi tìm câu trả lời cho 5 năm sau, bạn nên làm tốt việc của ngày hôm nay trước đã. Hoàn thành hết các deadline, cố gắng từng việc nhỏ, bạn sẽ dần dần định hướng được bản thân mình. Không ai đi được quãng đường dài mà không cố gắng nhìn xuống từng bước chân họ.

5 trường hợp bạn không nên nghỉ việc vì chán - 2

Khi công việc hiện tại vẫn đang đáp ứng nhu cầu tài chính của bạn

Một công việc đem lại cho bạn nhiều thứ hơn bạn nghĩ. Ngoài một nguồn thu nhập ổn định, công việc đem lại môi trường rèn luyện và giao tiếp xã hội, là cánh cửa để bạn mở rộng các mối quan hệ, sự bảo đảm cho cuộc sống hiện tại với các chế độ, phúc lợi xã hội và y tế. Có một công việc ổn định là sợi dây đai an toàn cho rất nhiều tình huống bất ngờ trong cuộc sống.

Chính vì vậy, đừng từ bỏ nó một cách quá dễ dàng. Rất nhiều bạn trẻ cảm thấy hối hận chỉ 2 tuần sau khi nộp đơn nghỉ việc, đơn giản vì chỉ khi đó họ mới nhận ra một cách đầy đủ rằng những lợi ích nào của họ sẽ biến mất khi sau thôi việc. Hãy trân trọng công việc khi nó là bước đệm tốt về tài chính và nhiều mặt để bạn theo đuổi các sở thích và đam mê của mình.

Bạn muốn nghỉ việc một phần vì cái tôi cá nhân

Những mâu thuẫn, xích mích với đồng nghiệp hoặc sếp trong quá trình làm việc là không thể tránh khỏi. Thực tế thì trải qua mâu thuẫn là một bước quan trọng để giúp bạn trưởng thành, rèn luyện cách cư xử, thích nghi và điều chỉnh các mối quan hệ trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Rất nhiều người không vượt qua được thử thách này và họ dùng lá đơn xin nghỉ việc làm lá chắn bảo vệ cái tôi cá nhân của mình. Nghỉ việc trong trường hợp này không giúp gì cho bạn, ngoại trừ việc chứng minh với thế giới rằng bạn vẫn là một đứa trẻ và còn chưa muốn trưởng thành, không muốn va chạm và sẵn sàng bỏ cuộc khi gặp sức ép tâm lý.

Nếu tình trạng chán ghét công việc chỉ là tạm thời

Đôi khi, tình trạng chán việc xảy ra trong một giai đoạn cụ thể và có tính nhất thời. Đó có thể là khi công ty đang ở giai đoạn chuyển giao, tái cơ cấu, khi có một sự thay đổi nhân sự lớn, hoặc ở giai đoạn 1 năm đầu làm việc. Trong trường hợp này, hãy cố gắng vượt qua dành thời gian để mọi chuyện tốt lên thay vì ngay lập tức xin nghỉ việc. Hầu hết niềm đam mê và sự gắn bó với tổ chức sẽ được nhen nhóm bắt đầu từ năm thứ 2 ở một công ty, chính vì vậy bạn rất nên tự tạo thêm cơ hội cho bản thân mình, vượt qua quãng thời gian khó khăn để có những quyết định sáng suốt hơn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN