Trang phục thi đấu của vận động viên nam tại Olympic đang gây bức xúc

Nhiều người cho rằng, không chỉ nữ mà các vận động viên nam cũng đang bị rơi vào tình trạng tình dục hoá trang phục thể thao.

Trang phục của các vận động viên nam cũng gây tranh cãi.

Trang phục của các vận động viên nam cũng gây tranh cãi.

Trong khi câu chuyện trang phục thi đấu của các nữ vận động viên môn Thể dục dụng cụ và Thể dục nghệ thuật vẫn đang tranh cãi gay gắt thì mới đây, thời trang của các vận động viên nhảy cầu, lặn cũng gây ra nhiều ý kiến trái chiều.

Cụ thể, mới đây nhà báo nổi tiếng người Anh - Piers Morgan đã chia sẻ bài viết có ý châm biếm về trang phục của vận động viên nhảy cầu, lặn Tom Daley và đồng đội Matty Lee tại Olympic Tokyo 2020. Trong bài đăng của mình, ông đăng tải hình ảnh các vận động viên Anh mặc quần bơi ngắn, cởi trần và trông có phần gợi tình. "Thật e ngại khi các vận động viên nam phải mặc quần bơi thiếu vải, khiêu gợi quá mức tại thế vận hội. Tôi đề nghị phải để họ được mặc đồ che kín cơ thể nhằm bảo vệ và dành sự tôn trọng cho người tham gia thi đấu", Piers khá gay gắt.

Bức ảnh kèm theo dòng trạng thái gây tranh cãi của nhà báo người Anh.

Bức ảnh kèm theo dòng trạng thái gây tranh cãi của nhà báo người Anh.

Ý kiến của vị nhà báo này nhanh chóng nhận nhiều luồng quan điểm trái chiều từ cộng đồng mạng. Nhiều người cho rằng, việc lên tiếng của vị nhà báo này về chuyện tình dục hóa trong thể thao, thể hiện sự tôn trọng với các vận động viên nam. Còn ý kiến còn lại cho rằng, việc diện đồ thoải mái để tham gia các môn thể thao dưới nước là điều có từ xưa nay và tuân theo quy định của tổ chức chứ không phải các vận động viên muốn mặc gì thì mặc.

Bên cạnh các môn thi đấu như: Bóng ném, thể dục dụng cụ, trượt băng nghệ thuật… thì các môn thể thao dưới nước như bơi, lặn, nhảy cầu cũng được xem là môn có trang phục gợi cảm. Nhóm tổ hợp các môn thể thao này cũng được đánh giá là môn thu hút khán giả nhất tại các kỳ thế vận hội.

Trang phục đồ bơi nam đầu thế kỷ 20.

Trang phục đồ bơi nam đầu thế kỷ 20.

Với nhóm thể thao này, thông thường các vận động viên nam chỉ mặc mỗi đồ bơi nhỏ bằng chiếc khăn tay với mong muốn giảm diện tích vải trên cơ thể. Đồng thời giúp vận động viên di chuyển được nhẹ nhàng và lúc tiếp nước không bị nhiều lực cản.

Theo quy định của Liên đoàn bơi quốc tế (viết tắt là FINA) thì các vận động viên bắt buộc phải tuân thủ theo trang phục được đưa ra. Theo FINA, những bộ đồ bơi đạt chuẩn phải đảm bảo được 2 điều kiện tối thiểu. Thứ nhất, những bộ đồ bơi này phải làm giảm sức cản lên cơ thể của vận động viên. Thứ hai, đi kèm với việc làm giảm sức cản, những bộ đồ bơi không khiến những vận động viên trở nên nặng nề hơn khi di chuyển dưới nước. Nhưng đó là về mặt kỹ thuật và ứng dụng, còn mặt thẩm mỹ thiết kế thì đồ bơi lại trải qua quá trình thay đổi đầy thăng trầm theo từng thời kỳ.

Đồ bơi của các vận động viên nam có nhiều sự thay đổi qua từng thời kỳ.

Đồ bơi của các vận động viên nam có nhiều sự thay đổi qua từng thời kỳ.

Ngược dòng thời gian, từ khi khởi sinh môn bơi lội và đưa vào thi đấu, ban đầu là những thiết kế nặng nề gồm tất dài, quần bó đối với vận động viên nam và váy ngắn tay với nữ. Sau đó, đầu thế kỷ 20 cuộc lột xác táo bạo về trang phục bắt đầu khi bộ đồ bơi 1 mảnh ra đời. Nam vận động viên sẽ dùng bộ đồ áo liền quần, quần dạng đùi hoặc quá gối. Chán kiểu đồ bó sát, ôm toàn thân thì đến những thập niên 70, 80 của thế kỷ 20, đồ thi đấu của những vận động viên bơi nam từ thời điểm này được thay bằng những chiếc quần vải bóng spandex nhỏ bó sát cơ thể với kích cỡ chỉ như một chiếc khăn ăn. Những vận động viên sử dụng những bộ quần áo cực kỳ tiết kiệm như vậy với mục đích giảm diện tích vải phải mặc trên người. Như vậy đồng nghĩa với việc sẽ khiến họ trở nên gọn nhẹ và lập thành tích tốt hơn.

Mẫu đồ bơi của các vận động viên nam ngày càng thoáng đãng.

Mẫu đồ bơi của các vận động viên nam ngày càng thoáng đãng.

Những năm đầu thế kỷ 21 chứng kiến sự lên ngôi của loại đồ bơi kín bưng như đồ lặn, được làm từ chất liệu ứng dụng công nghệ cao với thành phần là polyurethane. Trang phục đặc biệt này có khả năng giảm áp lực cản của nước và tăng độ nổi, qua đó hỗ trợ tăng tốc độ bơi, giúp cải thiện thành tích thi đấu. Vì thế FINA đã cấm sử dụng loại chất liệu công nghệ cao này trong kỳ Thế vận hội năm 2010.

Đến kỳ thế vận hội Olympic Tokyo năm nay, đồ bơi của vận động viên nam lại có sự thay đổi. Những thiết kế đồ bơi nhỏ xíu, thậm chí vận động viên nam cởi trần đã xuất hiện trên những đường đua xanh. 

Nguồn: [Link nguồn]

Ồn ào quanh trang phục dễ “gặp nạn” của bộ môn thể thao Olympic có đồ thi đấu sexy nhất

Các vận động viên sẽ bớt bị săm soi về ngoại hình hơn khi diện các bộ trang phục kín đáo.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyên Bảo (tổng hợp) ([Tên nguồn])
Phiếm chuyện thời trang Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN