Phơi bày chuyện “sắc đẹp nhân tạo” khi thi hoa hậu

Sự kiện: Hoa hậu Hoàn vũ

Có rất nhiều điều để bàn về chuyện phẫu thuật thẩm mỹ tại các đấu trường nhan sắc.

Phơi bày chuyện “sắc đẹp nhân tạo” khi thi hoa hậu - 1

Natalia Glebova

 Hoa hậu Hoàn vũ 2005 Natalia Glebova là một “siêu phẩm thẩm mỹ” trong lịch sử các đấu trường nhan sắc hàng đầu hành tinh. Cô từng sửa tai, sửa mũi, chỉnh hàm…. Glebova nhận xét cô không cho rằng phẫu thuật thẩm mỹ là gian lận bởi tiêu chí đánh giá nhan sắc là chủ quan, nó không giống như trong thể thao với các yếu tố định tính, định lượng rõ ràng.

"Nếu một thí sinh thi hoa hậu quyết định thay đổi ngoại hình của mình, nó không có nghĩa rằng cô ấy có thêm lợi thế. Một người phụ nữ có thể "thẩm mỹ hoàn hảo", nhưng vẫn có thể “trượt vỏ chuối” trên sân khấu nếu bài thuyết trình và tính cách tệ. Trong khi đó, một người có cơ thể khiếm khuyết vẫn có thể tỏa sáng tuyệt vời vì sự tự tin, thể hiện trên sân khấu và hào quang riêng của cô ấy." – Glebova chia sẻ.

Một góc tối sau chuyện thẩm mỹ để thành hoa hậu

Thành công của các hoa hậu thẩm mỹ Venezuela đã chắp cánh ước mơ cho nhiều thiếu nữ khác. Tuy nó cũng tiềm ẩn nhiều mặt trái, nó thể hiện rõ nét nhất ngay tại quê hương của các hoa hậu.

New York Post đưa tin các nhà máy sản xuất hoa hậu của Venezuela khuyến khích những trẻ em 12 tuổi sửa mũi và các cô gái 14, 15 tuổi nâng ngực. Cũng tại đây, những hình thức “tôi luyện” để thành hoa hậu cũng diễn ra theo cách vô cùng khó tin. Các học viên không ngại cắt bỏ một phần ruột của mình để gầy hơn, khâu màng nhựa vào lưỡi để giảm cảm giác thèm ăn hoặc mặc áo bó chẽn eo làm từ thạch cao.

Phơi bày chuyện “sắc đẹp nhân tạo” khi thi hoa hậu - 2

Học viên thường được khuyên nên đi thẩm mỹ trước khi thi hoa hậu

Nhiều trẻ em tại lò luyện hoa hậu còn được tiêm kích thích tố để tăng chiều cao. Các học viên chuẩn bị đi thi hoa hậu luôn được yêu cầu cần phải chỉnh sửa một vài bộ phận trên cơ thể bởi theo giám đốc học viện đào tạo hoa hậu Belankazar là Alexander Velasquez: “Tôi không tin rằng Venezuela có phụ nữ đẹp nhất thế giới, nhưng chúng tôi biết làm thế nào để sản xuất ra phụ nữ hoàn hảo. Đó là lý do tại sao chúng tôi vượt trội trong tất cả các cuộc thi sắc đẹp quốc tế."

Cơn cuồng say hoa hậu tại đây còn làm khổ nhiều gia đình nghèo. Bản thân Alexander Velasquez cũng cho biết đa phần cha mẹ của học viên chỉ có thu nhập 50 đô (khoảng 1 triệu đồng/tháng) nhưng dám chi một nửa số tiền này cho học phí và đồ trang điểm. Họ cũng ki cóp từng xu nhỏ để con cái có đủ tiền phẫu thuật thẩm mỹ.

Phơi bày chuyện “sắc đẹp nhân tạo” khi thi hoa hậu - 3

Dayana Mendoza - Hoa hậu xuất sắc nhất của Venezuela cũng từng trải qua vô số ca dao kéo

Yorgelys Mero, một học viên 15 tuổi tại trường đào tạo hoa hậu Belankazar, nói với Daily Mail rằng giáo viên đề nghị cô cần thay đổi hình dáng mũi.

Mero sống trong ngôi nhà đổ nát với bà ngoại. Bà cô là người trả tiền cho niềng răng và đang chuẩn bị một khoản vay lớn để cháu phẫu thuật thẩm mỹ. Khoản tiền này chỉ có thể trả nếu như Mero có được một thứ hạng cao trong một cuộc thi nhan sắc.

Nhà hoạt động Taylee Castellanos tại Venezuela cực lực phản đối việc các lò luyện hoa hậu khuyến khích học viên phẫu thuật thẩm mỹ.

“Giấc mơ của mọi cô gái Venezuela là trở thành hoa hậu. Họ không khuyến khích phụ nữ hài lòng với vẻ đẹp tự nhiên nữa mà các cuộc thi hoa hậu ở đây lại quảng bá hình ảnh giả tạo, kêu gọi phụ nữ chỉnh sửa toàn bộ cơ thể” - Taylee Castellanos bức xúc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Hương ([Tên nguồn])
Hoa hậu Hoàn vũ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN