Nữ sinh bị đuổi khỏi thư viện vì lộ quai áo ngực, bao giờ nội y mới có quyền tự do?
Áo ngực là phục trang gây tranh cãi nhiều hơn bất cứ món đồ nào khác và là tâm điểm của nhiều chiến dịch vì phụ nữ.
Áo ngực gây tranh cãi hơn bất cứ phục trang nào
Nữ sinh Malaysia bức xúc vì không được vào thư viện do vi phạm quy định trang phục.
Mới đây, South China Morning Post có đăng tải bài viết về nữ sinh Malaysia bị cấm vào thư viện do để lộ đường viên quai áo ngực. Cụ thể, cô sinh viên Syarifah Amin đã đăng tải trên Twitter kể rằng cô không được vào thư viện do vi phạm quy định về phục trang, để lộ quai áo ngực sau lớp áo.
Thủ thư yêu cầu cô phải mặc sweater để kín đáo hơn. Syarifah Amin nói cô đến đây để học, cô mặc một chiếc áo dài tay cùng quần dài và sẽ không mặc sweater chỉ để che đậy quai áo ngực. Có thể nghe đến đây, một số người sẽ cho rằng Syarifah Amin không chịu tuân theo quy định.
Syarifah Amin đăng tải một số bức hình góc chụp khác để chứng minh trang phục của mình không có vấn đề.
Nhưng sau khi nhìn hình ảnh cô đăng tải trên Twitter người ta lại có suy nghĩ khác. Hôm đó, Syarifah Amin mặc một chiếc áo blouse dài tay và nó không mỏng đến mức có thể thấy rõ dây quai áo.
Người dùng mạng nói: "Sau khi nhìn bức ảnh 5 phút tôi hoàn toàn không nhận ra nó có vấn đề gì", "Trời ơi, trang phục này quá mức bình thường", "Hoàn toàn vô lý khi bạn phải chịu đựng điều này. Có một ám ảnh ghê rợn với việc kiểm soát cơ thể phụ nữ, cách chúng ta mặc ra sao",...
Fila Magnus - thành viên của Mạng lưới Bình đẳng giới thanh niên Khối thịnh vương chung nói rằng: "Lúc cả thế giới học sống với những điều bình thường mới, thật khó chịu khi Malaysia vẫn tiếp tục mắc kẹt trong thứ gọi là chuẩn mực và từ chối tiến lên". Trong khi đó phía thư viện lên tiếng, những người tới đây bắt buộc phải tuân theo quy định trang phục.
Nữ diễn viên Ấn Độ Samyuktha Hegde bày tỏ sự bức xúc khi bị la mắng vì mặc áo ngực thể thao.
Trước đó, nữ viên người Ấn Độ là Samyuktha Hegde cũng bị la mắng vì mặc áo ngực thể thao ở một công viên tại Bangalore. Cô gái 22 tuổi chia sẻ đoạn video trên Instagram của mình cho thấy cô đang bị mọi người mắng mỏ vì trang phục cô đang mặc. Người này nói thêm đã đến lúc xã hội ngưng quấy rối phụ nữ chỉ vì những gì họ mặc, hi vọng chúng ta hãy suy nghĩ về việc phụ nữ đang bị đối xử ra sao.
Quyền lực của những chiếc áo ngực
Hầu hết phụ nữ đều mặc áo ngực, một phần vì thời trang, một phần vì sức khỏe nhưng nhiều người cho rằng phần lớn là do quan niệm về văn hóa, những chuẩn mực xã hội. Thậm chí trước đây, phụ nữ châu Á không hề mặc áo ngực. Phải đến khi xuất hiện giao lưu, tiếp xúc văn hóa phương Tây những chiếc áo ngực mới xuất hiện trong đời sống thường nhật.
Áo ngực bị xem là biểu tượng của sự đàn áp, không được tự do về thân thể. Bất cứ người phụ nữ nào không mặc áo ngực đều bị xem là dị biệt, thiếu văn hóa. Điều này cũng bị quy chụp là nguyên nhân gây ra tình trạng quấy rối, hãm hiếp.
Áo ngực là bắt buộc, bất cứ cô gái nào cũng phải mặc nó nếu không muốn bị chê trách là thiếu văn hóa.
Những chiếc áo ngực bình thường hóa ra lại gánh trên vai tiếng nói đòi quyền bình đẳng. Không phải đến bây giờ, dưới sự thịnh hành của mạng xã hội, những hashtag đòi quyền giải phóng vòng một mới phổ biến. Ngay từ năm 1873, Elizabeth Stuart Phelps - tác giả nữ quyền đầu tiên của Mỹ đã kêu gọi phụ nữ đốt áo nịt ngực. Sau đó cuộc Cách mạng tình dục ở phương Tây trong thập niên 60, 70 tạo điều kiện cho phong trào phát triển.
Sau đó, phụ nữ vẫn không ngừng cố gắng đòi quyền giải phóng bản thân khỏi trang phục này. Vô số các phong trào không áo ngực ra đời ví dụ như ngày Quốc tế không nội y (9/7), ngày Quốc tế không mặc áo ngực (13/10).
Phái đẹp không ngừng nỗ lực giải phóng bản thân khỏi những chiếc áo ngực đại diện cho quan niệm xã hội.
Hay những thông điệp mang tính xã hội như "free the nipple", "no bra, no problem", khuyến khích phụ nữ từ bỏ áo ngực. Ngoài ra, xét về mặt y tế không mặc áo ngực thường xuyên cũng giúp bạn giảm thiểu nguy cơ bị ung thư vú.
Đàn ông được phép cởi trần trong khi phụ nữ luôn phải che giấu vòng một sau lớp áo ngực. Trong khi ngực của cả hai giới về cấu tạo sinh học hoàn toàn giống nhau. Điểm khác biệt duy nhất chỉ nằm ở khả năng sản xuất sữa để nuôi con. Vậy tại sao phụ nữ lại không thể thoải mái "thả rông". Hoặc không nhất thiết phải coi đây là điều hiển nhiên, một số người chỉ mong muốn họ được tôn trọng khi quyết định không mặc áo ngực.
Có rất nhiều phong trào, chiến dịch xã hội ủng hộ việc phụ nữ thoát khỏi sự kìm kẹp của những chiếc áo ngực.
Đỗ Mỹ Linh đang dần thoát khỏi khu vực an toàn để thử nghiệm nhiều phong cách thời trang khác nhau mang tới hình ảnh mới...
Nguồn: [Link nguồn]