Mẫu gầy trơ xương tiếp tục gây tranh cãi tại làng mốt

Vào cuối tháng 2 vừa qua, tạp chí Cover nổi tiếng Đan Mạch đã gây nên làn sóng phẫn nộ trong công chúng khi chọn người mẫu trang bìa có kích cỡ size 0.

Trào lưu dùng mẫu size 0 rộ lên từ thập niên 50, 60 của thế kỷ 20. Đó là khi CK phát động chiến dịch quảng cáo với hình ảnh siêu mẫu Kate Moss vừa gầy gò, xanh xao vừa thiếu sức sống, vật vờ như con nghiện. Đây còn được gọi là “vẻ đẹp heroin chic”. Từ đó, làn sóng dùng mẫu gầy nhom như bộ xương di động bắt đầu tràn ngập sàn catwalk, tại khắp các kinh đô thời trang lớn như Paris, Milan, London… Nhiều “ông lớn" trong làng mốt như Mario Boselli, Nazionale Della Moda,Yves Saint Laurent (YSL)… cũng rất hưởng ứng phong trào này.

Mẫu gầy trơ xương tiếp tục gây tranh cãi tại làng mốt - 1

Dù được trọng dụng một thời gian dài, nhưng chuẩn size 0 đã gây rất nhiều hệ lụy trong làng mốt. Hàng loạt mẫu tuổi teen bị rơi vào tình trạng rối loạn ăn uống. Có trên chục trường hợp tử vong chỉ để đáp ứng yêu cầu size 0 khắc nghiệt của công ty quản lý và các nhãn hàng.

Nhiều cuộc chiến chống lại size 0 đã diễn ra trong ngành công nghiệp tỷ đô này. Những nhân vật quyền lực như biên tập viên Alexandra Shulman, Anna Wintour của Vogue, nhà thiết kế Victoria Beckham… đã từ chối dùng người mẫu size 0. Tuy nhiên, vẫn còn những “bộ xương khô” xuất hiện rải rác trên sàn catwalk. Chẳng hạn như show diễn của YSL tại Tuần lễ thời trang Paris 2013. Dàn mẫu nam khẳng khiu của YSL từng làm dấy lên tranh luận dữ dội về truyền thống dùng mẫu siêu gầy, ngay tại tâm bão bài trừ size 0. Mới đây nhất, người mẫu có ngoại hình trơ xương vẫn xuất hiện nhan nhản trong bộ sưu tập xuân hè 2015 của Louis Vuittion. Đây được xem như lời thách thức ngoan cố của nhiều nhà thiết kế trước cuộc chiến dai dẳng chống lại truyền thống chuộng size 0 trong làng mẫu. 

Mẫu gầy trơ xương tiếp tục gây tranh cãi tại làng mốt - 2

Louis Vuitton vẫn đang dùng mẫu size 0 gầy guộc và thiếu sức sống. Trong khi những người mẫu có số đo khỏe mạnh, thậm chí trên chuẩn 12 đã khá phổ biến và được dư luận lẫn giới truyền thông khuyến khích hơn hẳn.

Quy định ngặt nghèo về số đo bằng 0 cũng đã vô tình đẩy nhiều thanh thiếu niên đến tình trạng ép cân thái quá, biếng ăn và suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Hệ lụy đau buồn nhất từ vấn nạn size 0 chính là đã có nhiều mẫu trẻ ép cân đến chết ngay trên sàn diễn như Luisel Ramos. Hoặc những trường hợp âm thầm ra đi ngay khi tuổi đời còn rất trẻ như Ana Carolina Reston, Eliana Ramos, Isabelle Caro, Jeremy Gillitzer....Chính vì vậy, dư luận tại các quốc gia cấp tiến châu Âu đã rất sửng sốt khi xem trang bìa tháng 2/2015 của Cover. Tạp chí danh tiếng Đan Mạch đã đặt người mẫu 16 tuổi siêu gầy Lululeika ngay trang nhất bìa báo. Nhiều độc giả đã gửi thư về tòa soạn Cover để phản đối hình ảnh này. Một người đọc có nick “Keepitgoinglouder” cho rằng dù “hoàn toàn hiểu trong thời trang, trang phục thường sẽ đẹp hơn khi được mặc bởi những người mẫu dáng vóc mảnh mai”, nhưng vẫn không thể chấp nhận nổi hình ảnh gầy gò, ốm đói của Lululeika. Theo họ, một tạp chí có sức ảnh hưởng lớn đến tuổi teen như Cover không nên dùng mẫu size 0. Vì hành động này không khác nào vô tình cổ vũ cho tình trạng ép cân, nhịn ăn và rối loạn ăn uống đang là vấn nạn sức khỏe của giới trẻ. 

Mẫu gầy trơ xương tiếp tục gây tranh cãi tại làng mốt - 3

Ưu tiên dùng mẫu size 0 ngay trên trang bìa, Cover phải đối diện với làn sóng phẫn nộ từ dư luận trong nước lẫn truyền thông quốc tế.

“Tôi không thấy có chút nào gọi là quyến rũ, gợi cảm trong bức ảnh đáng sợ này”, “Nhìn người mẫu này cứ như sắp chết đến nơi vì đói”, “Bạn có thể nhìn thấy cả khung xương trên người cô ấy” hay “Bọn trẻ sẽ học được gì từ chuẩn cái đẹp chết người này của Cover?”… Hàng loạt bức xúc mà độc giả đã phải chất vấn Ban điều hành tạp chí trong những ngày vừa qua.Không chỉ phản đối tạp chí, cộng đồng còn đặc biệt quan tâm đến sức khỏe và chất lượng sống của những người mẫu dạng này. Không ít ý kiến cho rằng hình ảnh người mẫu trơ da với xương thật sự không lành mạnh. Mẫu size 0 càng được ưu ái chỉ gián tiếp làm cho tình trạng rối loạn ăn uống của các cô bé lẫn mẫu tuổi teen thêm trầm trọng.

Tình hình nghiêm trọng hơn với Cover khi đích thân Bộ trưởng Bộ Thuế Đan Mạch, Benny Englebrecht, đăng tải phản đối của mình trên Facebook: “Đã đến lúc ngành thời trang phải hiểu rằng chứng biếng ăn là một vấn đề cần được xem xét nghiêm túc”. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mi Quỳnh ([Tên nguồn])
Người mẫu: Nghề không chỉ có hoa hồng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN