Những "mỏ" tiền tỷ của Chương Tử Di
Ngoài công việc đóng phim mang lại hàng trăm tỷ đồng cho Hoa đán Chương Tử Di, cô còn biết lợi dụng danh tiếng ngôi sao quốc tế để kiếm về hàng ngàn tỷ đồng từ nhiều 'mỏ' khác nhau.
Mới đây, tạp chí Tài chính Hoa Hạ CM/CM Huaxia Litai của Trung Quốc đã nhờ đến những tư vấn và trợ giúp từ bạn bè đến từ các công ty nghiên cứu thị trường lớn ở Trung Quốc đại lục để tìm hiểu về những nguồn, là những công ty đại lý/môi giới giúp mang lại các nguồn thu khổng lồ cho nữ diễn viên Chương Tử Di. Từ các kênh thông tin có được, CM Huaxia đã công bố, cho dù Chương Tử Di làm gương mặt đại diện, xuất hiện tại các sự kiện, giá của ngôi sao Nhất đại tông sư vẫn luôn đứng hàng top.
Chương Tử Di đang dẫn đầu các sao nữ của showbiz Hoa ngữ trong các kênh kiếm tiền bạc tỷ. Ảnh: Sina.
Từng trước đây xuất hiện những báo cáo về giá trị tài sản cũng như mức giá của Chương Tử Di, tuy nhiên trong t hời gian gần đây, hoa đán 34 tuổi xuất hiện liên tục trong các sự kiện như giám khảo cuộc thi ca hát trên truyền hình Happy Boys, tham dự các sự kiện tuyên truyền phim, giám khảo Oscar, khách mời chương trình Chào xuân đài CCTV... Như vậy, tính đến cuối tháng 10/2013, mức giá quảng cáo và tham gia sự kiện của Tử Di ngày một tăng mạnh, vì vậy không thể khớp với những số liệu trước đây.
Hốt hoảng giá cát-xê Chương Tử Di tăng chóng mặt
Theo nhận định từ đại diện một công ty nghiên cứu thị trường lớn tiết lộ với CM Huaxia thì: "Hiện tại giá của Chương Tử Di đang ngày một tăng!", người đại diện trên tiết lộ. Cô từng tư vấn về hợp đồng diễn cho công ty quản lý của Chương Tử Di, qua đó được biết giá hợp đồng biểu diễn của Chương Tử Di là 2,1 triệu NDT (khoảng 7,2 tỷ đồng). Trong khi đó giá mời cô làm gương mặt đại diện quảng cáo là 20 triệu NDT (khoảng 69 tỷ đồng).
Ngoài ra, theo tiết lộ của tờ CM Huaxia thu được qua một công ty nghiên cứu thị trường tư vấn cho công ty quản lý của Chương Tử Di cách đây một vài tháng cho biết thêm, khi họ nhận được bảng giá hợp đồng của Hoa đán này, mức giá cát-xê tại các sự kiện của cô là 1,6 triệu NDT (5,5 tỷ đồng), còn giá quảng cáo là 16 triệu NDT (55 tỷ đồng). Với mức giá trên, đại diện từ công ty nghiên cứu thị trường trên đã thốt lên: "Đó quả là một mức giá cao chót vót, không ngờ giờ đây đã tăng khủng khiếp đến vậy". Đến mức, khi nhân viên này báo giá lên công ty thì nhận được câu trả lời đầy sửng sốt của lãnh đạo: "Chẳng phải truyền thông từng đưa tin giá quảng cáo của Chương Tử Di là 12 triệu tệ hay sao? Sao giờ này lại báo cáo thành 16 triệu tệ?".
Về việc giá của Chương Tử Di tăng chóng mặt như vậy có thể lý giải được, đặc biệt sau khi cô góp mặt trong loạt phim Phi thường hoàn mỹ/Sophie's Revenge (2010) và Phi thường may mắn/My Lucky Star (2013), đó là khi danh tiếng quốc tế của cô đã ổn định. Trong khi gần đây, sự nghiệp của Tử Di tiếp tục khởi sắc, nhiều tác phẩm điện ảnh nổi tiếng đồng loạt ra mắt, trong đó có Nhất đại tông sư đang được quảng bá mạnh ở thị trường Bắc Mỹ. Điều này đồng nghĩa với việc, tên tuổi của cô ngày càng được biết đến nhiều hơn ở thị trường Âu Mỹ, đó cũng chính là yếu tố kích thích tăng trưởng giá hợp đồng của Tử Di.
Hợp đồng giá quảng cáo và giá sự kiện của Chương Tử Di cao gấp đôi so với người về vị trí thứ hai là Phạm Băng Băng.
Với mức giá cát-xê 20 triệu NDT như hiện nay, CM Huaxia cùng các công ty marketing đi đến nhận xét về vị trí của Chương Tử Di trong làng showbiz so với các sao nữ và nhận thấy, mức giá trên của cô đã vượt gấp hơn 2 lần người đứng thứ hai sau cô. Nhân vật này không ai khác ngoài nữ diễn viên Phạm Băng Băng. "Nữ hoàng scandal" có giá hợp đồng tham dự sự kiện là 2 triệu NDT (6,9 tỷ đồng) và hợp đồng quảng cáo là 8 triệu NDT (27 tỷ đồng). Những vị trí tiếp theo là Lâm Chí Linh, Lý Băng Băng, Lý Vũ Xuân, Thang Duy.
Với mức giá cao ngất trời từ danh sách các sao nữ trên, CM Huaxia tiếp tục nhận được sự đánh giá bình chọn từ các doanh nghiệp và nhận thấy: Sao càng có giá cao, mức độ tin dùng và lựa chọn của các doanh nghiệp càng thấp. Có thể lấy trường hợp nữ diễn viên có mức giá cao nhất như Chương Tử Di, tuy nhiên mức độ lựa chọn của các doanh nghiệp dành cho cô cực kỳ thấp. Trong đó, về các hoạt động góp mặt sự kiện của Chương Tử Di, các doanh nghiệp chỉ chấm 1 sao, trong khi về giá quảng cáo có khá hơn với 3 sao.
Về phía "nữ hoàng scandal" họ Phạm có khá khẩm hơn khi cô nhận được điểm bình chọn 3 sao cho mức giá tham gia sự kiện, và 5 sao cho giá quảng cáo. Ngoài ra, các doanh nghiệp đều cảm thấy hài lòng với mức giá vừa phải của Trương Bá Chi khi đồng loạt chấm 5 sao cho cả hai mức giá của cô.
Chương Tử Di không chỉ thành công trên lĩnh vực điện ảnh mà cả khoản kiếm tiền thặng thừa thâm hậu.
Như vậy, khi mời một ngôi sao xuất hiện tại sự các sự kiện hoặc góp mặt quảng cáo, thị trường Trung Quốc nhất định phải xem xét đến việc so sánh giá của họ với năng lực chi trả của các doanh nghiệp, từ đó mới đi đến quyết định có mời hay không.
4 "mỏ" tận thu hốt bạc của Chương Tử Di
Tờ CM Huaxia sau khi thu thập được từ nhiều kênh thông tin khác nhau và đi đến kết luận về bốn "mỏ" kiếm tiền hiệu quả nhất mà Chương Tử Di và công ty quản lý đang dốc sức khai thác. Đó là tiền cát-xê từ đóng phim, tiền từ đóng quảng cáo, tiền tham gia các hoạt động, sự kiện được mời và thứ tư là dùng chính cát-xê từ đóng phim, đầu tư vào một bộ phim và hưởng lợi nhuận từ đây.
Tiền từ cát-xê đóng phim
Điều này chưa cần nói đến danh tiếng của một nữ diễn viên đẳng cấp quốc tế của Chương Tử Di, mà căn bản chính là ở những bước đi chắc và nhanh của cô. Được biết, kể từ khi nhận vai nữ chính trong bộ phim Cha mẹ tôi của đạo diễn Trương Nghệ Mưu, nàng "Mưu nữ lang" được nhận khoản xát-xê là 270.000 tệ (928 triệu đồng). Đến khi cô góp mặt trong Thập diện mai phục, mức cát-xê này thậm chí chỉ còn 130.000 tệ (448 triệu đồng).
Chương Tử Di thời chập chứng vào làng điện ảnh trong phim Cha mẹ tôi với cát-xê khởi điểm là 270.000 NDT.
Đến Giờ cao điểm 2 đã đưa cát-xê của Hoa đán 34 tuổi lên mức 1 triệu USD.
Như vậy, tổng cộng cả hai bộ phim từng đóng, Chương Tử Di có khoảng 400.000 tệ (khoảng 1,4 tỷ đồng). Khoản thu nhập trên dường như không là gì so với những kỷ lục về cát-xê của Chương Tử Di về sau này. Dù sao, đây cũng là nền móng vững chắc về sau của Chương Tử Di để thâm nhập vào thị trường nghệ thuật điện ảnh và ngành công nghiệp quảng cáo về sau.
Không lâu sau, Tử Di được mời vào bộ phim Giờ cao điểm 2/Rush Hour 2 (2001) của đạo diễn Hollywood Brett Ratner, hợp tác chung cùng "vua hài kungfu" Thành Long. Bước tiến này cũng góp phần làm tăng giá trị cho các hợp đồng biểu diễn và quảng cáo của cô. Thời điểm này (những năm 2000), mức cát-xê của Chương Tử Di ở Hollywood được xếp vào hạng 1 triệu USD, quy đổi ra tỷ lệ đồng Nhân dân tệ ở thời điểm đó vào khoảng 8,3 triệu tệ. Sự kiện này đối với Chương Tử Di cho thấy, thu nhập của cô đang tăng từng bước một, rất chắc chắn và ổn định!
Có thể chứng minh qua những bộ phim về sau mà Chương Tử Minh tham gia diễn xuất như Hoa nhài nở/Jasmine Women (2004) của đạo diễn Hầu Vịnh, Chương Tử Di nhận được khoản cát-xê 400.000 USD (8,4 tỷ đồng), Thập diện mai phục/House of Flying Daggers (2004) - 600.000 USD
Anh Hùng/Hero (2006) cô nhận cát-xê 200.000 USD, đặc biệt với phim 2046 (2004) của Vương Gia Vệ đưa cô chạm mức cát-xê 1 triệu USD, và đến Dạ yến (2006) là 2 triệu USD, Hồi ức một geisha (2005) là 4 triệu USD, Kỵ sĩ/The Horsemen (2007) của Jonas Kerlund với cát-xê 5 triệu USD. Về sau cát-xê của những bộ phim như Đại nghiệp kiến quốc/The Founding of A Republic (2009), Tử hồ điệp Purple Butterfly (2003) có xu hướng thấp hơn hẳn so với trươc đó, tuy nhiên cũng không ảnh hưởng nhiều đến xu hướng cát-xê đang tăng dần đều của Tử Di. Cụ thể như những phim Mai Lan Phương/Forever Enthralled (2008) với cát-xê 2 triệu USD, Quan hệ nguy hiểm/Dangerous Liaisons (2012) - 3,3 triêu USD.
Hồi ức một geisha mang về cho Chương Tử Di mức cát-xê 4 triệu USD.
Trong khi trong The Horsemen, cát-xê của Chương Tử Di lên đến đỉnh điểm 5 triệu USD.
Có giai đoạn, cát-xê của Chương Tử Di bắt đầu xuống dốc, như phim Love Fore Life (2011) của đạo diễn Cố Trường Vệ có giá hữu nghị là 2 triệu tệ (326.000 USD), cát-xê trong loạt phim Phi thường hoàn mỹ/Sophie's Revenge (2010) cũng chỉ vài triệu tệ, hay Nhất đại tông sư/The Grandmaster (2013) theo tiết lộ của người thạo tin thì ở vào mức 10 triệu tệ (1,6 triệu USD). Ngoài ra, Chương Tử Di còn tham gia lồng tiếng cho bộ phim hoạt hình TMNT (2007), tuy nhiên mức cát-xê này chưa được công bố.
Như vậy, với số cát-xê từ khi bước chân vào nghiệp diễn trong những bộ phim ở Trung Quốc và Hollywood, góp khoản thu nhập khoảng trong tổng tài sản 150 triệu NDT (24 triệu USD) của Chương Tử Di sau này.
Tiền từ quảng cáo
Đây có lẽ được coi là nguồn thu đáng kể của một ngôi sao quốc tế như Chương Tử Di. Được biết, cát-xê từ quay phim quảng cáo cũng tăng dần đều so với đóng phim, có lúc vượt trội hơn hẳn so với cát-xê biểu diễn. Ví dụ sau năm 2004, sự nghiệp diễn xuất của Chương Tử Di khi đó bắt đầu đến thời kỳ đỉnh cao, vì vậy cát-xê quảng cáo cũng khởi sắc theo, tăng từ 2 triệu USD lên mức kỷ lục là 4 triệu USD. Theo công bố từ danh sách 100 nhân vật có thương hiệu cao nhất Trung Quốc năm 2006 của Viện nghiên cứu thương hiệu Trung Quốc cho thấy, giá trị của Chương Tử Di đạt ở mức cao, 98.990.000 NDT (16 triệu USD) và duy trì ổn định đến năm 2009, sau khi xảy ra những scandal và tai tiếng không tốt về cô.
Theo số liệu thu thập được từ tạp chí CM Huaxia cho thấy, trong những năm qua, Chương Tử Di đã trở thành gương mặt đại diện cho các thương hiệu quốc tế lớn và nổi tiếng như đồng hồ Omega, đồng hồ Thụy Sĩ TAG Heuer, Thẻ tín dụng VISA, hãng mỹ phẩm Maybelline, làm gương mặt đại diện tại Mỹ cho hãng sữa Got Milk của Mỹ, nhãn hiệu nước 2% Water tại Hàn Quốc, đại sứ thương hiệu cho hãng sữa rửa mặt Essential tại Nhật Bản, Đài Loan và Hồng Kông, dự án bất động sản Yokohama của Nhật.
Chương Tử Di làm gương mặt đại diện cho thương hiệu đồng hồ Omega.
Xe hơi thể thao Mercedes-Benz.
Trong khi ở Trung Quốc đại lục, Chương Tử Di làm gương mặt đại diện cho hàng loạt các thương hiệu quốc tế danh tiếng từ xe hơi cho đến thời trang, hàng điện tử, điện thoại cao cấp...
Giá hợp đồng quảng cáo trong 2 năm của Chương Tử Di được thống kê như sau: Năm 2002, giá quảng cáo là 1,6 triệu USD/2 năm; Năm 2004 là vẫn là 1,6 triệu USD trong thời gian 2 năm; Năm 2006 là 3,9 triệu USD/2 năm; Năm 2008 là 3,3 triệu USD/2 năm; Năm 2012 là 2 triệu USD/2 năm và 2013 là 3,3 triệu USD/2 năm.
Từ những thu thập và số liệu trên của Chương Tử Di trên lĩnh vực quảng cáo, tổng thu nhập mà Hoa đán này nhận được khoảng 500 triệu NDT (khoảng 81 triệu USD).
Tiền từ góp mặt các sự kiện của doanh nghiệp, cá nhân
Đây cũng là một trong những nguồn thu lớn trong tổng tài sản của Chương Tử Di. Theo nguồn tin từ các công ty quản lý mà tờ CM Huaxia thu thập được, công ty quản lý trên toàn cầu của Chương Tử Di là Williams Morris (WMA), đóng tổng hành dinh tại Thượng Hải, hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc chủ yếu dựa vào việc mở rộng hợp tác với các công ty môi giới ở nước này, đồng thời cũng là một trong số những công ty quản lý có tiếng.
Được biết, WMA mỗi năm liên hệ từ 8 - 10 hợp đồng tham dự sự kiện cho Chương Tử Di. Giá cát-xê trong những năm qua mà Hoa đán 34 tuổi nhận được nằm trong khoảng từ 15 - 20 triệu NDT(2,4 - 3,4 triệu USD). Điều đáng nói ở chỗ, những công ty quản lý tương tự WMA có nhiệm vụ mang lại các hợp đồng tham dự sự kiện cho Chương Tử Di lên đến con số vài chục công ty.
Tham dự các sự kiện của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân cũng mang lại nguồn thu khổng lồ cho Chương Tử Di.
Trung bình một năm, Chương Tử Di bỏ túi khoảng 3,6 triệu USD từ các sự kiện.
Theo tin tức mới nhất từ tờ Báo nhanh Đông Nam có được từ các công ty trên cho biết, trong thời gian gần đây, Chương Tử Di được mời làm khách VIP tại nghi thức khởi công cho một khách sạn cao cấp ở thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây trong vòng 10 phút, có giá cát-xê lên đến 20 triệu NDT (3,4 triệu USD).
Cũng theo tin tức trên, mỗi năm Chương Tử Di nhận được ít nhất 10 sự kiện trên toàn thế giới, nhiều nhất là 60 sự kiện. Như vậy, theo cách tính của phương pháp ước lượng 3 điểm sẽ là (10 + 60 + 4*35)/6 = 35, đây chính là con số sự kiện trung bình mỗi năm là 35 sự kiện. Và để ra kết quả tổng số tiền mà Chương Tử Di thu về từ 35 sự kiện trên được tính như sau: 35 sự kiện * 21 triệu NDT/sự kiện/năm = 73.500.000 NDT/năm (khoảng 12 triệu USD).
Tất nhiên trong số 73,5 triệu NDT trên, các công ty môi giới cũng được hưởng số % hoa hồng cho công ký hợp đồng. Cho dù con số % khoảng 37% vẫn là một khoản nhỏ trong tổng số mà Chương Tử Di nhận được. Và do đó thu nhập từ tham dự sự kiện mỗi năm của Hoa đán vào khoảng 22 triệu NDT (3,6 triệu USD).
Tổng kết lại, lấy thời điểm đỉnh cao trong sự nghiệp của Chương Tử Di là năm 2006 làm mốc, sau 8 năm khoản tiền mà cô nhận được từ tham dự các sự kiện thương mại là 176 triệu NDT (29 triệu USD).
Đầu tư góp vốn điện ảnh, ăn hoa hồng từ doanh thu phòng vé
Ngoài đóng phim, quảng cáo và tham dự sự kiện, việc đầu tư cát-xê đóng phim vào các dự án phim, từ đó hưởng phần trăm từ doanh thu phòng vé cũng là một hình thức được Chương Tử Di tập chung trong một vài năm gần đây.
Sophie's Revenge là phim đầu tiên Chương Tử Di góp tiền sản xuất và hưởng lợi nhuận từ doanh thu phòng vé.
Kể từ năm 2010, Chương Tử Di với hình thức đầu tư cát-xê đóng phim vào hai bộ phim là Sophie's Revenge và My Lucky Star. Theo nguồn từ giới thạo tin cho biết, kinh phí của Sophie's Revenge là 50 triệu NDT (8 triệu USD), song số liệu mà tạp chí CM Huaxia thu thập được từ truyền thông Mỹ cho thấy, thực tế số tiền mà bộ phim Sophie's Revenge bỏ ra chỉ vào khoảng 2 - 3 triệu USD, tức là chỉ khoảng 20 triệu NDT (3,3 triệu USD), thấp hơn gấp nhiều lần con số trên.
Tính đến t hời điểm hiện tại, theo con số thống kê từ Trung Quốc đại lục cho thấy, doanh thu toàn cầu của Sophie's Revenge là 15.814,78 USD. Con số thống kê trên không bao gồm doanh thu từ thị trường Nhật do phía nhà đầu tư đã bán đứt bản quyền phim cho Nhật Bản. Doanh thu tại thị trường Nhật được hãng tin Yonhap Hàn Quốc và Yomiuri Shimbun của Nhật Bản cho biết, ngay trong ngày đầu công chiếu bộ phim Sophie's Revenge đã được công chúng Nhật Bản chào đón và khen ngợi, đồng thời mang về doanh thu 150 triệu USD. Con số này đã phá vỡ kỷ lục doanh thu bộ phim Sex and the City đến từ Hollywood, trở thành phim tình cảm hài kịch ăn khách nhất tại thị trường Nhật trong một thập niên qua.
Dù không tính doanh thu phòng vé cũng như tiền bản quyền bán cho phía Nhật, với mức kinh phí 20 triệu NDT (3,3 triệu USD) và mang lại 108,6 triệu NDT (18 triệu USD) đã là một tín hiệu thành công đáng mừng cho Sophie's Revenge mà Chương Tử Di lần đầu đầu tư với vai trò nhà sản xuất.
Từ bước đi khá thuận lợi trên, Chương Tử Di có động lực tiếp tục theo hình thức đầu tư trên, cô hợp tác với hãng phim Bona và cho ra mắt bộ phim My Lucky Star (2013), mang lại thành công vang dội trên thị trường thế giới. Tính đến thời điểm trung tuần tháng 10/2013 cho thấy, doanh thu của My Lucky Star tại Trung Quốc đại lục đã vượt Sophie's Revenge với con số 124 triệu NDT (20 triệu USD). Nhà sản xuất còn tiết lộ, doanh thu mục tiêu của phim đặt ra là 600 triệu NDT (98 triệu USD).
Sau thành công của Sophie's Revenge, Chương Tử Di tiếp tục đầu tư với My Lucky Star cùng dàn sao sáng chói của showbiz Hoa ngữ.
Về phần ăn chia giữa sao và nhà sản xuất tại Trung Quốc đại lục được chia theo tỷ lệ 3%, ví dụ bộ phim Tình đầu 33 ngày với doanh thu 300 triệu NDT (49 triệu USD), sao đầu tư sẽ được hưởng 10 triệu NDT (1,6 triệu USD).
Theo các nhà phân tích chỉ ra rằng, Chương Tử Di vừa diễn chính vừa tham gia vai trò sản xuất, càng làm tăng danh tiếng cho bộ phim, vì vậy phần trăm ăn chia từ doanh thu phòng vé có thể dao động trong khoảng từ 3 - 10%. Nếu mức ăn chia quá thấp, Chương Tử Di không đời nào mời nam ca sĩ, diễn viên nổi tiếng Đài Loan là Vương Lực Hoành cùng góp mặt trong phim trên. Chưa nói đến những ngôi sao nổi tiếng của đại lục khác như Lâm Tâm Như, Diêu Thần...
Tổng kết lại, nếu My Lucky Star hoàn thành mục tiêu doanh thu 600 triệu NDT, với phần ăn chia từ 3 - 10%, phần của Chương Tử Di sẽ vào khoảng 21,330 triệu NDT (3,5 triệu USD). Như vậy, với hai bộ phim Sophie's Revenge và My Lucky Star, Hoa đán 34 tuổi đã có một nguồn thu đáng kể hơn 30 triệu NDT (4,9 triệu USD).