Xử lý xong 2.600 tỷ đồng, Sacombank còn cho Tập đoàn FLC và Bamboo Airways vay bao nhiêu tiền?

Tại Đại hội cổ đông 2022, ban lãnh đạo ngân hàng Sacombank đã công bố về tình hình dư nợ của FLC và Bamboo Airways. Chủ tịch Dương Công Minh cho biết chỉ 1 tháng nữa ngân hàng sẽ xử lý xong các khoản vay nợ của tập đoàn FLC.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2021, Tập đoàn FLC có 24.065 tỷ đồng nợ phải trả tại thời điểm 31/12/2021, chiếm 71% tổng nguồn vốn. Riêng nợ vay và thuê tài chính là hơn 7.205 tỷ đồng, tăng hơn 685 tỷ đồng.

Trong đó, chủ nợ lớn nhất của Tập đoàn FLC tại ngày 31/12/2021 là Sacombank với tổng dự nợ ngắn hạn cũng như dài hạn là hơn 1.840 tỷ đồng.

Đáng chú ý, đầu năm 2021, FLC không có dư nợ tại Sacombank. Tập đoàn này bắt đầu vay nợ Sacombank sau lễ ký kết hợp tác toàn diện ngày 9/4/2021 giữa Sacombank với Bamboo Airways và hệ sinh thái liên quan tới hãng hàng không này.

Ông Dương Công Minh, Chủ tịch Sacombank cho biết sẽ xử lý xong dư nợ của riêng Tập đoàn FLC tại ngân hàng trong 1 tháng nữa - Ảnh chụp màn hình

Ông Dương Công Minh, Chủ tịch Sacombank cho biết sẽ xử lý xong dư nợ của riêng Tập đoàn FLC tại ngân hàng trong 1 tháng nữa - Ảnh chụp màn hình

Ngay sau khi Chủ tịch FLC Group - ông Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam để phục vụ công tác điều tra hành vi thao túng thị trường chứng khoán tối ngày 29/3, Sacombank đã phát đi thông cáo khẳng định các khoản vay của FLC Group đảm bảo tuân thủ pháp luật và an toàn.

Tại đại hội cổ đông thường niên 2022 của Sacombank tổ chức ngày 22/4, chia sẻ với cổ đông về quan hệ cho vay với hệ sinh thái FLC, Tổng Giám đốc Sacombank Nguyễn Đức Thạch Diễm cho biết dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp FLC và Bamboo Airways ở mức trên 5.000 tỷ đồng.

Theo bà Diễm, trong năm 2021, ngân hàng đã tham gia tài trợ vốn cho FLC Group, bao gồm Hãng hàng không Bamboo Airways để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của khách hàng. Việc cho vay này cũng phù hợp với chủ trương của Chính phủ đối với việc kích cầu du lịch và hỗ trợ các hãng hàng không sau đại dịch Covid-19.

Hoạt động cấp tín dụng của Sacombank cho nhóm khách hàng FLC Group được thực hiện đúng quy định pháp luật và quy định nội bộ của Sacombank.

Theo bà Diễm, các khoản cho vay đối với hệ sinh thái FLC đảm bảo bằng cổ phiếu nhưng đằng sau là nhiều dự án BĐS tại Hà Nội và Quảng Ninh. Vì vậy xử lý các tài sản này cũng rất tốt. Hiện ngân hàng đã xử lý được 2.600 tỷ, đã hoàn tất thu nợ.

''Trong tình hình rất khó, chúng tôi vẫn xử lý được tốt như vậy thì cổ đông có thể tin rằng Sacombank đang cho vay rất chuẩn'', bà Diễm chia sẻ.

Tổng Giám đốc Sacombank cũng cho biết dư nợ cho vay BĐS của Sacombank chỉ 22%, trong đó cho vay người dân, tiêu dùng xây, sửa nhà chiếm đến 60%. Cho vay dư nợ doanh nghiệp BĐS chỉ 30 nghìn tỷ, chiếm tỷ trọng rất rất nhỏ trong tổng dư nợ gần 400 ngàn tỷ đồng của nhà băng. Bà Diễm khẳng định Sacombank là một trong những ngân hàng kiểm soát cho vay BĐS tốt nhất hệ thống.

Trong khi đó, chia sẻ thêm về tình hình vay nợ của tập đoàn FLC, ông Dương Công Minh, chủ tịch Sacombank bổ sung thêm khoản nợ của FLC tại Sacombank chỉ có 3.200 tỷ, đã thu hồi được 2.600 tỷ, trong vòng 1 tháng nữa sẽ thu hồi xong khoản vay đó. "Thực ra khoản nợ tốt nhưng do sức ép dư luận nên Sacombank phải thu hồi sớm" - ông Minh nói.

Dựa theo những thông tin được Chủ tịch và Tổng giám đốc của Sacombank cung cấp, sau khi xử lý xong nợ của Tập đoàn FLC trong khoảng 1 tháng nữa thì số dư nợ của Hãng hàng không Bamboo Airways tại nhà băng này sẽ vào khoảng hơn 1.800 tỷ đồng.

Nguồn: [Link nguồn]

Mất gần 3.000 tỷ đồng, khối tài sản của bầu Thụy còn lại bao nhiêu?

Cùng với 6 phiên lao dốc liên tiếp của thị trường chứng khoán, khối tài sản của ông Nguyễn Đức Thụy (bầu Thụy) cũng đã ghi nhận “bốc hơi” gần 3.000 tỷ đồng. Đại...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trung Kiên ([Tên nguồn])
Tin tức doanh nghiệp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN