Từ 17/3: NHNN hạ lãi suất điều hành, mở cửa cho lãi suất vay đồng loạt hạ

Chiều 16/3 tại trụ sở (Hà Nội) dưới sự chủ trì của Thống đốc Lê Minh Hưng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã họp tiếp tục bàn các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, thị trường và nền kinh tế. Đáng chú ý nhất cơ quan này đã đi đến quyết định mạnh tay hạ một loạt lãi suất điều hành.

Ngân hàng Nhà nước đã có động thái mạnh mẽ nhằm hỗ trợ thị trường và doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước đã có động thái mạnh mẽ nhằm hỗ trợ thị trường và doanh nghiệp

Vào lúc 19h 16/3, Ngân hàng Nhà nước đã phát đi thông tin đặc biệt thông báo về quyết định này.

 Trao đổi với Tiền phong ít giờ trước đó, lãnh đạo NHNN khẳng định việc quyết định hạ lãi suất cơ bản và một loạt lãi suất điều hành này thực sự là động thái rất quyết liệt và mạnh tay của NHNN đối với thị trường và các ngân hàng thương mại. “ Thị trường sợ nhất là khủng hoảng thanh khoản,  nhưng điều đó đến thời điểm này NHNN cầm chắc kiểm soát được. Chúng  tôi quyết định điều chỉnh một loạt các lãi suất để giúp các ngân hàng thương mại giảm chi phí, từ đó tính đến giảm lãi suất đầu ra.

Cũng theo lãnh đạo NHNN hiện nay, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Để ngăn chặn nguy cơ suy thoái, nhiều Chính phủ đã triển khai các chính sách kích thích kinh tế, ngân hàng trung ương giảm lãi suất điều hành. Gần đây, Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ đã liên tiếp giảm mạnh lãi suất điều hành, về 0 - 0,25%/năm và hỗ trợ mạnh mẽ thanh khoản cho thị trường tài chính.

"Để phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính quốc tế và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thời điểm này hạ lãi suất điều hành là biện pháp mạnh mẽ và hiệu quả : vị này nói,

Hàng loạt lãi suất điều hành đã giảm sẽ tác động đến thị trường ngân hàng tiền tệ ngay lập tức 

Hàng loạt lãi suất điều hành đã giảm sẽ tác động đến thị trường ngân hàng tiền tệ ngay lập tức 

Theo các văn bản  vừa công bố chiều tối cùng ngày, bắt đầu từ 17/3, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) quyết định điều chỉnh các mức lãi suất; cụ thể như sau:

NHNN ban hành Quyết định số 418, giảm lãi suất tái cấp vốn từ 6,0%/năm xuống 5,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 4,0%/năm xuống 3,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng từ 7,0%/năm xuống 6,0%/năm.

Cùng đó, giảm lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở từ 4,0%/năm xuống 3,5%/năm.

NHNN cũng thông báo về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam (VND) của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD)  áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 0,8%/năm xuống 0,5%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 5,0%/năm xuống 4,75%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô giảm từ 5,5%/năm xuống 5,25%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do TCTD ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.

Cùng đó, NHNN  yêu cầu giảm  lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế  từ 6,0%/năm xuống 5,5%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này giảm từ 7,0%/năm xuống 6,5%/năm.

NHNN cũng đưa lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND là 1,0%/năm, lãi suất đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng VND là 0%/năm; lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 0%/năm, lãi suất đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 0,05%/năm;  lãi suất đối với tiền gửi bằng VND của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô là 1,0%/năm.

Ngoài ra, NHNN yếu cầu đưa mức lãi suất đối với tiền gửi bằng VND của Kho bạc Nhà nước là 1,0%/năm, lãi suất đối với tiền gửi bằng ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước là 0,05%/năm, lãi suất đối với tiền gửi bằng VND của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là 1,0%/năm./.

Từ chiều nay, thị trường chứng khoán đã ngóng tin này, đây sẽ là tín hiệu tích cực cho thị “trường và doanh nghiệp niêm yết” một lãnh đạo cơ quan chứng khoán thừa . 

Theo thông tin từ NHNN, đến 4/3/2020, có 926 nghìn tỷ đồng của 23 NHTM có báo cáo, tương đương 14.27% tổng dư nợ 23 NHTM và 11.3% dư nợ cho vay toàn hệ thống, đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Ngày 13/3/2020, NHNN đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN, văn bản hóa các chỉ đạo trước đó trong việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng. Các NHTM đã hỗ trợ trên 44.000 khách hàng được tái cơ cấu, miễn, giảm lãi vay; 32/45 ngân hàng tham gia miễn/giảm phí giao dịch.

 Bên cạnh đó, các gói tín dụng với tổng trị giá 285 nghìn tỷ đồng với lãi suất thấp hơn từ 0.5-2%/năm cũng đang được các NHTM triển khai với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. T

Sang đầu tháng 3, khi dịch bệnh lan rộng, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã phải hạ lãi suất khẩn cấp vào ngày 3/3/2020 và tiếp tục hạ thêm  xuống mức 0-0.25% vào 15/3/2020, đồng thời bơm 1.000 tỷ USD trên thị trường mở và mua vào 700 tỷ USD trái phiếu. Làn sóng nới lỏng toàn cầu được kích hoạt, chỉ từ đầu tháng 3 đến nay đã có thêm 20 nước giảm lãi suất điều hành từ 25-100bps trong đó có Anh, Canada, Úc, Hồng Kông.

Covid-19: Đại dịch toàn cầu và nền kinh tế “điêu đứng”

Chỉ sau hai tháng lây lan, Covid-19 đã tác động, làm ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam cũng không ngoại lệ,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo KHÁNH HUYỀN ​ ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN