Tại sao NHNN khống chế chi loại tiền mệnh giá 500.000 đồng?
Riêng loại tiền 500.000 đồng tỷ lệ chi ra lưu thông không vượt quá 60% giá trị của mỗi khoản chi.
Theo thông tin từ Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản chỉ đạo Sở Giao dịch, Chi nhánh cân đối tỷ lệ cơ cấu các loại mệnh giá tiền đưa ra lưu thông.
Theo đó, NHNN chỉ đạo các đơn vị thường xuyên theo dõi diễn biến thu, chi tiền mặt trên địa bàn, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu tiền mặt, chủ động cân đối tỷ lệ cơ cấu các loại mệnh giá tiền chi ra lưu thông.
Trong đó tăng cường chi các loại tiền 10.000 đồng, 100.000 đồng và 200.000 đồng. Riêng loại tiền 500.000 đồng tỷ lệ chi ra lưu thông không vượt quá 60% giá trị của mỗi khoản chi.
Bên cạnh đó, NHNN cũng yêu cầu các đơn vị, chủ động nghiên cứu đánh giá tình hình tiền mặt, cơ cấu và chất lượng tiền trong lưu thông, nhu cầu tiền mệnh giá nhỏ trên địa bàn, phối hợp với Cục Phát hành và Kho quỹ để đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu tiền mặt trên địa bàn.
Tỷ lệ chi loại tiền 500.000 đồng vẫn ở mức cao
Việc khống chế chi loại tiền 500.000 đồng là bởi trong thời gian qua, qua theo dõi của NHNN, tỷ lệ chi loại tiền 500.000 đồng ra lưu thông tại một số đơn vị vẫn ở mức cao. Năm 2020, các chi nhánh có từ 5/10 tháng chi loại tiền 500.000 đồng vượt mức 60% trở lên là Quảng Bình, Bình Dương, Đồng Nai, Cà Mau, Thái Bình. Việc chi các loại tiền mệnh giá nhỏ tại một số đơn vị chưa được thực hiện tích cực, thông suốt.
NHNN cũng đánh giá nhiều đơn vị đã nỗ lực cơ cấu loại tiền chi ra lưu thông; tỷ lệ chi mệnh giá 500.000 đồng bình quân toàn quốc có xu hướng giảm, mệnh giá 200.000 đồng và 100.000 đồng được tăng cường đưa ra lưu thông, tiền mệnh giá nhỏ từ 10.000 đồng trở xuống được chi ra hợp lý, đúng mục đích thanh toán...
Trong quá trình sửa chữa đã phát hiện bí mật ẩn sâu dưới vỉa hè không ai ngờ.
Nguồn: [Link nguồn]