Người dân bất ngờ thay đổi thói quen, thanh toán không tiền mặt tăng trưởng mạnh mẽ

Tác động của dịch Covid-19 đã khiến dân công sở thay đổi thói quen sử dụng với tiền mặt. Bên cạnh đó, những chính sách hoàn tiền và giảm giá của các kênh thanh toán online cũng giúp hoạt động thanh toán không sử dụng tiền mặt tăng trưởng mạnh mẽ.

Tính đến tháng 5/2020, cả nước có 34 công ty được cấp phép dịch vụ trung gian thanh toán, trong đó hơn 20 đơn vị là các ví điện tử có liên kết với tài khoản ngân hàng đang hoạt động. Các chỉ số về tần suất sử dụng và giá trị chi tiêu trung bình hàng ngày của các ví điện tử phổ biến trên thị trường đều ở mức cao. Theo đó, người dùng chi tiêu trung bình 230.000 – 274.000 VND/giao dịch, với tần suất khoảng 1,6 – 2,2 giao dịch/ngày (theo kết quả một cuộc khảo sát của một công ty nghiên cứu thị trường độc lập được thực hiện quý IV/2019). Chị Hồng Cảnh nhân viên văn phòng ở Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cho biết kể từ khi chuyển sang sử dụng các ví điện tử có liên kết với tài khoản ngân hàng giúp chị vừa tiện, vừa được khuyến mãi nhiều trong việc thanh toán các hóa đơn mua hàng và giảm tối đa việc tích trữ tiền mặt trong nhà.

Người dân ngày càng chuộng thanh toán không dùng tiền mặt khi thanh toán các hóa đơn

Người dân ngày càng chuộng thanh toán không dùng tiền mặt khi thanh toán các hóa đơn

Theo đó, khi có nhu cầu đặt xe công nghệ, chỉ cần vài thao tác trên điện thoại là có thể hoàn thành phần thanh toán cho cuốc xe mà không cần phải trả tiền mặt. Ngoài ra, mỗi tháng khi nạp tiền vào ví điện tử liên kết với hãng xe công nghệ chị đều được khuyến mại từ 30-50% cho 5-10 cuốc xe.

Không chỉ thế, chị còn dùng ví điện tử của mình để đặt đồ ăn, mua đồ trên các sàn thương mại điện tử và được giảm giá từ 5 đến 50%. Nạp thẻ điện thoại cũng được triết khấu cao hơn so với mua thẻ cào tại cửa hàng. Do đó dù hết tiền điện thoại khi đang di chuyển hay bận việc gì đó thì chị cũng có thể nạp được tiền mà không cần phải ra cửa hàng mua thẻ cào.

Với những khuyến mại, giảm giá nhận được từ việc thanh toán hóa đơn thông qua tài khoản ngân hàng và các ví điện tử, giúp chị tiết kiệm được khoản tiền kha khá mỗi tháng. Khoản tiền tiết kiệm này giúp chị mua được thêm nhiều món đồ cho gia đình để phục vụ cuộc sống hàng ngày.

Chị Hoàng Mừng, kế toán của một văn phòng đại diện của Hàn Quốc tại Việt Nam thì cho biết hiện tại có tới hơn 90% các giao dịch thanh toán, mua bán của văn phòng chị đều được thực hiện thông qua tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng. Theo đó, từ lâu văn phòng đã thanh toán lương cho nhân viên qua hệ thống tài khoản ngân hàng. Việc nộp các khoản thuế, phí đã được thực hiện bằng các giao dịch trực tuyến. Mua đồ ăn vặt cho nhân viên mỗi tháng cũng được thực hiện bằng việc quẹt thẻ tín dụng tại các cửa hàng hay siêu thị...

Nhân viên công sở này còn cho biết sau những tác động của dịch Covid-19 những tháng đầu năm 2020 thì phần lớn những khoản chi tiêu của gia đình chị cũng đã dần chuyển sang thanh toán qua các kênh online. Theo đó, thanh toán tiền điện, internet, nộp tiền học cho hai người con,... được thực hiện bằng việc trừ trực tiếp trên tài khoản ngân hàng. Những lần đi siêu thị mua đồ dùng, thực phẩm, thiết bị điện máy phục vụ cuộc sống hàng ngày cũng được chị thanh toán qua các kênh online để được hưởng khuyến mại.

Và những tác động của dịch Covid-19 tiếp tục giúp thanh toán không tiền có cơ hội phát triển mạnh mẽ ở tất cả các kênh từ ví điện tử đến tài khoản, thẻ ngân hàng. Theo đó, các ngân hàng, tổ chức tín dụng, hệ thống sàn thương mại điện tử, siêu thị, siêu thị điện máy, nhà mạng viễn thông, cơ sở lưu trú, cơ sở kinh doanh, hãng hàng không... đều có những chính sách khuyến mại giảm giá từ 5% đến 50% hoặc hoàn tiền tới 10% cho những khách hàng thanh toán hóa đơn mua hàng mà không sử dụng tiền mặt. Trong đó Vietnam Airlines tung ra ưu đãi giảm tới 16% giá vé (không bao gồm thuế, phí) cho mọi hành trình nội địa có thời gian bay từ 16/6/2020 đến 31/12/2020 do hãng khai thác....

Các ngân hàng và siêu thị điện máy tung ra chính sách hoàn tiền tới 10% hóa đơn với những thanh toán không sử dụng tiền mặt

Các ngân hàng và siêu thị điện máy tung ra chính sách hoàn tiền tới 10% hóa đơn với những thanh toán không sử dụng tiền mặt

Số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước chỉ ra đến hết quý 1/2020, cả nước đang có 87,78 triệu thẻ ngân hàng nội địa và 15,35 triệu thẻ quốc tế đang lưu hành. Cũng trong thời gian này, số tiền giao dịch qua các cây ATM đạt 727.691 tỷ đồng, trong khi thanh toán qua POS/EFTPOS/EDC đạt giá trị là 148.419 tỷ đồng. Việt Nam hiện cũng có 88,5 triệu tài khoản ngân hàng. Riêng hệ thống thanh toán của Ngân hàng nhà nước xử lý 1 ngày 17 tỷ USD.

Theo đại diện của Ngân hàng Nhà nước thanh toán qua thẻ, internet và điện thoại di động trong 4 tháng năm 2020 đều đạt sự tăng trưởng mạnh mẽ so với cùng kỳ năm 2019. Thanh toán nội địa qua thẻ ngân hàng tăng 26,2% về số lượng và 15,7% về giá trị; Thanh toán qua kênh Internet tăng 3,2% về số lượng và 45,7% giá trị; Thanh toán qua kênh điện thoại di động tăng 198,8% về số lượng và 21,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Ông Nguyễn Đăng Hùng - Phó Tổng giám đốc Napas cho biết hiện Napas xử lý 2,8 triệu giao dịch/ngày, tức gần 21.000 tỷ đồng/ngày, tương ứng gần 1 tỷ USD.

Xu hướng thanh toán trong nền kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng sử dụng các phương tiện thanh toán không sử dụng tiền mặt nhiều hơn. Thanh toán dịch vụ công tiếp tục được mở rộng triển khai rộng rãi. Ngân hàng Nhà nước đã có chỉ đạo kịp thời các ngân hàng, trung gian thanh toán trong việc phối hợp triển khai thanh toán điện tử trên Cổng dịch vụ quốc gia.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trung Kiên ([Tên nguồn])
Kinh tế "kháng sốc" COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN