Thêm một ngân hàng có kết quả kinh doanh khả quan trong quý II/2021
Trong quý 2/2021, SCB báo lãi ròng gần 4 lần so với cùng kỳ năm 2020.
Báo cáo tài chính quý 2/2021 của ngân hàng cho biết SCB lỗ hơn 1.131 tỷ đồng từ thu nhập lãi thuần, trong khi cùng kỳ có lãi hơn 302 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong kỳ SCB thu về hơn 1.292 tỷ đồng từ hoạt động dịch vụ, trong đó riêng doanh số bảo hiểm đạt gần 1.000 tỷ đồng, đưa SCB trở thành Ngân hàng đứng đầu thị trường, dẫn đầu tốc độ phát triển kinh doanh mảng Bancassurance.
Trong khi chỉ mất hơn 317 tỷ đồng chi phí hoạt động dịch vụ do đó nhà băng này báo lãi hơn 975 tỷ đồng từ hoạt động dịch vụ.
SCB cũng lãi hàng chục lần từ kinh doanh ngoại hối khi thu về hơn 127 tỷ đồng trong quý 2, cùng kỳ năm 2020 ngân hàng chỉ lãi gần 8 tỷ đồng.
SCB ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan
Trong quý 2/2021, lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư của SCB cũng tăng hơn 7,6 lần khi từ hơn 145 tỷ đồng của quý 2/2020 tăng lên hơn 1.106 tỷ đồng. Thu nhập từ hoạt động khác của ngân hàng giảm hơn 3,1 lần khi từ hơn 1.619 tỷ đồng giảm còn hơn 508 tỷ đồng.
Chi phí hoạt động của SCB tăng từ 1.054 tỷ đồng lên hơn 1.295 tỷ đồng. Trong quý 2, nhà băng này trích lập hơn 124 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, giảm mạnh so với con số hơn 1.520 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2020.
Kết quả SCB báo lãi sau thuế 107 tỷ đồng, gấp 3,9 lần so với con số 27 tỷ đồng của quý 2/2020.
Lũy kế sau 6 tháng đầu năm 2021, SCB báo lãi sau thuế hơn 416 tỷ đồng, tăng hơn 6,6 lần so với cùng kỳ năm 2020.
Lý giải về kết quả kinh doanh ấn tượng trong 6 tháng đầu năm, đại diện ngân hàng SCB cho biết để có được kết quả kinh doanh khả quan như hiện nay là do chiến lược chuyển dịch mô hình kinh doanh của Ngân hàng những năm trở lại đây, chú trọng phát triển hoạt động Ngân hàng bán lẻ, gia tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ và giảm dần phụ thuộc nguồn thu từ hoạt động tín dụng.
Hiện nay, quy mô tài sản của SCB đạt 671.693 tỷ đồng, duy trì vị thế Top 5 trong hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam và là ngân hàng TMCP tư nhân có tổng tài sản lớn nhất.
Trong kỳ, SCB đã kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng, tập trung hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu được kiểm soát tốt, tỷ lệ lần lượt là 1,19% và 0,89%.
Hoạt động huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư tiếp tục của SCB tăng trưởng mạnh với tỷ lệ 5,8% so với cuối năm 2020, đạt 612.375 tỷ đồng, trong đó tiền gửi từ dân cư chiếm 93,6%, giữ vững vị trí Top 05 ngân hàng TMCP có quy mô huy động cao nhất.
Nguồn: [Link nguồn]
9 giờ sáng, chị Thủy nhanh tay đăng ký một “slot” vận chuyển cơm cho người lao động nghèo ở Hà Nội, đây là chuyến...