Ngân hàng BIDV chấp nhận mất hàng trăm tỷ đồng để xử lý nợ xấu
Dù chấp nhận mất hàng trăm tỷ đồng nhưng đến nay BIDV vẫn chưa thể xử lý được những khoản nợ xấu liên quan đến thương hiệu thời trang NEM và Thép Việt Nga.
Theo đó, mới đây Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tiếp tục rao bán khoản nợ liên quan đến thương hiệu thời trang NEM gồm quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với lô đất 1.431,3m2 tại đường Nguyễn Văn Cừ, Hà Nội; 3 triệu cổ phần (7,5%) của ông Trương Việt Bình tại Công ty CP Thời trang NEM.
Khoản nợ này phát sinh từ đầu tư trái phiếu của Công ty CP Kiến trúc và Xây dựng Archplus - do ông Trương Việt Bình, nhà sáng lập thương hiệu thời trang NEM làm đại diện pháp luật. Khoản nợ bao gồm toàn bộ dư nợ gốc và dư nợ lãi, phí phát sinh đến thời điểm thực hiện giao dịch mua bán nợ. Tổng dư nợ đến ngày 15/4/2021 là 498 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là 257 tỷ đồng, nợ lãi 173,8 tỷ đồng, phí phạt quá hạn 67,2 tỷ đồng.
Ngân hàng BIDV chấp chận mất hàng trăm tỷ đồng để xử lý khoản nợ liên quan đến thương hiệu thời trang NEM
Ở lần thứ 10 tổ chức đấu giá khoản nợ này, mức giá khởi điểm được ngân hàng BIDV đưa ra là 257 tỷ đồng, bằng đúng giá trị nợ gốc. Mức giá khởi điểm này không thay đổi so với lần rao bán thứ 9 trước đó. Nếu bán thành công, BIDV coi như mất trắng toàn bộ số tiền lãi từ khoản nợ này.
Trước việc BIDV miệt mài rao bán khoản nợ liên quan đến thời trang NEM, một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ví von, slogan của NEM là "Vẻ đẹp quyến rũ thời trang Pháp", NEM, cũng được biết đến với nhiều chương trình sale off sáng tạo, mạnh tay. Tuy nhiên, sức hút với người mua nợ thì lại không như vậy, khi gắn với khoản nợ xấu, rất khó cho chủ nhà băng xử lý vì hàng hóa nợ xấu lại không thể phù hợp để khuyến mãi "mua 2 tặng 1"... với tình hình hiện tại NEM được đánh giá khó trở thành món hàng thanh lý nợ hấp dẫn dù BIDV "đại hạ giá" tới đâu.
Ngoài khoản nợ trăm tỷ liên quan đến thời trang NEM, ngân hàng BIDV cũng đang miệt mài rao bán khoản nợ của Công ty TNHH Thép Việt Nga. Theo BIDV, tổng dư nợ của Công ty TNHH Thép Việt Nga đến ngày 2/7/2021 là 475 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc là 267 tỷ đồng, dư nợ lãi và phí phạt chậm trả là 208 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo của khoản nợ là hàng loạt quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại huyện Bình Chánh, tại quận Tân Bình (TPHCM), tại Long An.
Trong lần rao bán thứ 9 khoản nợ của Công ty TNHH Thép Việt Nga, BIDV đưa ra mức giá khởi điểm còn 269 tỷ đồng gần bằng với dư nợ gốc của doanh nghiệp.
Nếu xử lý thành công hai khoản nợ xấu này với mức giá khởi điểm được đưa ra, ngân hàng BIDV có thể mất đi hơn 400 tỷ đồng tiền nợ lãi và phí phạt quá hạn của khách hàng.
Nợ có khả năng mất vốn của BIDV đã giảm mạnh trong năm 2021
Ngoài hai khoản nợ trăm tỷ đồng này, ngân hàng BIDV cũng đang rao bán nhiều khoản nợ của khách hàng có giá từ vài tỷ đến vài chục tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính quý 4 năm 2021 của BIDV, nhà băng này đang có 1,354 triệu tỷ đồng dư nợ của khách hàng. Trong đó, nợ cần chú ý là 15,533 nghìn tỷ đồng, nợ dưới tiêu chuẩn là 2,8 nghìn tỷ đồng, nợ nghi ngờ là 3,45 nghìn tỷ đồng và nợ có khả năng mất vốn là 6,98 nghìn tỷ đồng.
Trong năm 2021, dù nợ cần chú ý, dưới tiêu chuẩn và nghi ngờ ghi nhận mức tăng thì nợ có khả năng mất vốn của BIDV giảm mạnh so với con số 16,525 nghìn tỷ đồng cùng kỳ năm 2020.
Nguồn: [Link nguồn]
Trái ngược với diễn biến tiêu cực của thị trường chứng khoán Việt Nam trong phiên giao dịch ngày 22/2, đại gia Nam Định Nguyễn Đức Tài vẫn bỏ túi thêm hơn 260 tỷ đồng nhờ...