Ngân hàng Agribank, BIDV, Vietcombank và Vietinbank kinh doanh ra sao?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Cả 4 ngân hàng quốc doanh gồm Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank đã công bố kết quả kinh doanh năm 2022 với mức tăng trưởng ấn tượng. Lợi nhuận của mỗi ngân hàng xấp xỉ ngưỡng một tỷ USD (khoảng 23.000 tỷ đồng).

Tại Hội nghị tổng kết công tác Đảng, hoạt động kinh doanh năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 mới đây đại diện Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) cho biết nhà băng đã hoàn thành và vượt kế hoạch lợi nhuận 20.000 tỷ đồng được Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước giao năm 2022.

Theo đó, lợi nhuận của ngân hàng 100% vốn nhà nước này tăng khoảng 40% so với năm trước. Tính đến cuối năm 2022, tổng tài sản của Agribank đạt 1,87 triệu tỉ đồng. Nguồn vốn đạt trên 1,71 triệu tỉ đồng. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,44 triệu tỉ đồng, trong đó trên 65% dư nợ cho vay phục vụ phát triển "Tam nông".

Với kết quả này, Agribank cùng hai ngân hàng có vốn nhà nước khác là BIDV, VietinBank đều ghi nhận mức lợi nhuận tiệm cận ngưỡng một tỷ USD. Năm qua, BIDV là nhà băng quốc doanh bứt phá mạnh nhất với mức lợi nhuận riêng lẻ tăng trưởng gần 80%.

Lợi nhuận của Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank tăng trưởng ấn tượng

Lợi nhuận của Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank tăng trưởng ấn tượng

Cụ thể, BIDV cho biết lợi nhuận trước thuế của riêng ngân hàng mẹ năm vừa qua đã đạt 22.560 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 23.190 tỷ, cũng tăng hơn 70%.  

Theo đó, tính đến cuối năm 2022, tổng tài sản của BIDV đã đạt hơn 2,08 triệu tỷ đồng, tăng gần 21% so với cuối năm 2021 và là nhà băng đầu tiên có tổng tài sản vượt mốc 2 triệu tỷ.  

Bên cạnh tăng trưởng ở quy mô tài sản, các chỉ tiêu tài chính huy động và cho vay của nhà băng này đều ghi nhận tăng trưởng cao trong năm 2022.

Trong đó, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng này ước đạt 1,95 triệu tỷ, tăng 21,1% so với năm liền trước. Ở chiều cho vay, tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đến cuối năm 2022 của BIDV ước đạt 1,96 triệu tỷ đồng, tăng 19%.

Đến cuối năm 2022, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của ngân hàng chỉ vào khoảng 0,9% tổng dư nợ, trong khi tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng ở mức 245%.   

Còn tại VietinBank, đà tăng trưởng có phần chậm hơn khi lợi nhuận trước thuế riêng lẻ năm 2022 ước đạt 20.500 tỷ đồng. Nếu so với năm liền trước, mức lãi trước thuế riêng lẻ này đã tăng gần 22%, tương đương mức tăng ròng hơn 3.600 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu đã được kiểm soát ở mức thấp, xấp xỉ 1,2% tổng dư nợ. Trong đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu cũng xấp xỉ 190%, tăng 10% so với năm 2021.

Quán quân lợi nhuận năm 2022 thuộc về Vietcombank với mức lãi riêng lẻ tăng gần 40% lên 36.770 tỷ đồng, cách biệt lớn với nhóm còn lại.

Chưa kể, nhà băng này còn "khoản để dành" lớn khi tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu nội bảng đạt mức cao nhất hệ thống ngân hàng, gần 465%. Bên cạnh đó, Vietcombank cũng có chất lượng tài sản lành mạnh khi nợ xấu duy trì ở mức thấp, chỉ chiếm 0,67% tổng dư nợ.

Lợi nhuận của các ngân hàng này tăng tốt nhờ tín dụng tăng cao nhất nhiều năm qua (như Vietcombank có tín dụng tăng trưởng vượt mốc 1,15 triệu tỷ đồng, tăng 19% so với cuối năm 2021) và nguồn thu ngoài lãi.

Tân Tổng giám đốc Nhà máy In tiền Quốc gia vừa được bổ nhiệm xuất thân thế nào?

Nhiệm kỳ của tân Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc và trưởng ban kiểm soát tại Nhà máy In tiền Quốc gia sẽ có thời hạn 5 năm từ ngày 10/1/2023.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Nam ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN