Lãi tiết kiệm tăng kỉ lục, người dân đang mang bao nhiêu tiền gửi ngân hàng?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Trái ngược với đà tăng mạnh của lãi suất tiết kiệm ngân hàng những tháng gần đây, số tiền gửi thêm khu vực dân cư lại liên tục giảm.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước thì lượng tiền gửi khu vực dân cư tăng thêm trong những tháng gần đây liên tục giảm từ tháng 7 đến nay bất chấp việc các ngân hàng liên tục tăng mạnh lãi suất tiết kiệm.

Cụ thể, trong tháng 9/2022, lượng tiền gửi tiết kiệm của người dân tăng thêm so với tháng 8 chỉ là 1.436 tỷ đồng. Tương đương, mỗi ngày người dân chỉ mang thêm hơn 47 tỷ đồng gửi tiết kiệm ngân hàng.

Tính đến hết tháng 9/2022, lượng tiền gửi tiết kiệm ngân hàng khu vực dân cư là 5.638.437 tỷ đồng, tăng 6,38% so với cuối năm 2021.

Trước đó, tháng 1/2022, lượng tiền gửi tiết kiệm của người dân tăng thêm mạnh nhất với 103.166 tỷ đồng; tháng 4/2022, người dân cũng mang thêm 57.597 tỷ đồng gửi tiết kiệm; tháng 6/2022 lượng tiền gửi tiết kiệm của người dân cũng tăng thêm 50.468 tỷ đồng. 

Trái ngược với sự sụt giảm của lượng tiền gửi tiết kiệm khu vực dân cư, trong tháng 9/2022, lượng tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức kinh tế lại tăng mạnh. 

Lượng tiền gửi tiết kiệm tăng thêm của người dân ghi nhận giảm mạnh tháng thứ 3 liên tiếp

Lượng tiền gửi tiết kiệm tăng thêm của người dân ghi nhận giảm mạnh tháng thứ 3 liên tiếp

Cụ thể, tiền gửi của khách hàng tổ chức kinh tế trong tháng 9 tăng thêm gần 105.000 tỷ đồng so với cuối tháng 8, đạt 5.782.430 tỷ đồng tương đương mức tăng 2,43% so với cuối năm 2021.

Tính đến hết quý 3/2022, tiền gửi tiết kiệm của toàn hệ thống ngân hàng tăng hơn 475.000 tỷ đồng, tương đương tăng 4,33%. Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng này là rất thấp so với tăng trưởng tín dụng khoảng 11% sau 9 tháng, gây sức ép lên thanh khoản của nhiều ngân hàng.

Theo khảo sát đến cuối tháng 11/2022, mức lãi suất tiết kiệm 10%/năm đang dần trở nên phổ biến tại một loạt nhà băng.

Theo đó, từ ngày 28/11, ngân hàng SCB đã tăng 0,2 điểm %/năm ở hầu hết kỳ hạn so với trước đó. Trong đó, mức lãi suất xấp xỉ 10%/năm được SCB áp dụng với tất cả khoản tiền gửi trên kênh online, kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Trong lần tăng lãi suất này, SCB cũng đưa lãi tiền gửi tại quầy kỳ hạn 12 tháng lên 9,95%/năm, tương đương lãi suất gửi online.

Dù có lần thứ tư tăng lãi suất chỉ trong một tháng, SCB không còn là nhà băng đang có lãi suất tiết kiệm cao nhất hệ thống ngân hàng.

Trước đó, biểu lãi suất huy động tiền gửi khách hàng cá nhân áp dụng từ ngày 25/11 của Saigonbank đã ghi nhận đỉnh mới ở 10,5%/năm, áp dụng với tất cả khoản gửi tại quầy và online kỳ hạn 13 tháng.

Tại OceanBank, biểu lãi suất tiết kiệm thường tại nhà băng này hiện có mức lãi cao nhất ở 9,2%/năm, nhưng ngân hàng lại có sản phẩm huy động tiền gửi kỳ hạn 12 tháng hưởng lãi suất lên tới 10%/năm (áp dụng với các khoản gửi phát sinh từ ngày 18 đến 29/11).

Tương tự, MSB trong tháng 11 đã tung ra chương trình ưu đãi lãi suất cho khách hàng chưa có sổ tiết kiệm, tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi với mức lãi gửi online lần lượt ở 9,7%/năm với kỳ hạn 6 tháng; 9,8%/năm với kỳ hạn 12 tháng; 9,9%/năm với kỳ hạn 15 và 24 tháng.

GPBank cũng áp dụng mức lãi suất cao nhất lên đến 10%/năm dành cho các khoản tiền gửi tại quầy (có kèm điều kiện nhất định).

Việc các ngân hàng liên tục tăng lãi suất huy động tiền gửi cũng khiến chỉ tiêu này tạo mặt bằng mới ở vùng 10%/năm. So với đầu năm, mức lãi suất huy động này đã tăng 2-3 điểm %.

Trên thị trường cũng ghi nhận hàng loạt ngân hàng đưa ra mức lãi suất trên 9,5%/năm cho các khoản tiền gửi kỳ hạn 12 tháng trở lên như MSB, Kienlongbank, GPBank, Baoviet Bank…

Trong khi nhóm ngân hàng thương mại tư nhân quy mô lớn gồm VPBank, Techcombank, OCB, SHB, Sacombank, ACB… đều đưa ra mức lãi suất trên 9%/năm.

Thêm ngân hàng lớn giảm mạnh lãi suất cho vay

Sau Vietcombank, nhà băng này đã trở thành ngân hàng lớn tiếp theo giảm mạnh lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng của mình dịp cuối năm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Nam ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN