Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng chạm mốc cao mới

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Việc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tăng lãi suất điều hành đã đưa lãi tiết kiệm kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng chạm mốc cao mới.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã có thông báo điều chỉnh một loạt lãi suất điều hành và áp dụng từ ngày 25/10. Trong lần điều chỉnh này, mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tại các tổ chức tín dụng là 6%/năm, thay vì 5%/năm như kỳ điều chỉnh ngày 23/9 vừa qua.

Riêng quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa cho tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 6,5% một năm.

Với khoản tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng, trần lãi suất được nâng từ 0,5% lên 1% một năm.

Bên cạnh đó, 2 loại lãi suất điều hành khác gồm lãi suất tái cấp vốn; tái chiết khấu cũng tăng thêm 1 điểm phần trăm, lên tương ứng 6% một năm và 4,5% một năm.

Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế tăng từ 4,5%/năm lên 5,5%/năm.

Ngân hàng nhà nước tiếp tục tăng mạnh lãi suất điều hành kỳ hạn dưới 6 tháng

Ngân hàng nhà nước tiếp tục tăng mạnh lãi suất điều hành kỳ hạn dưới 6 tháng

Quyết định tăng lãi suất điều hành được Ngân hàng Nhà nước giải thích do áp lực lạm phát toàn cầu ở mức cao. Trong bối cảnh này, cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã 5 lần điều chỉnh tăng lãi suất mục tiêu lên mức 3-3,25% một năm và dự báo còn tiếp tục tăng trong các tháng cuối năm 2022 và năm 2023. Ngoài ra, việc đồng USD lên giá mạnh đã làm gia tăng áp lực lên mặt bằng lãi suất và tỷ giá trong nước, tạo sức ép lên lạm phát.

Việc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tăng lãi suất điều hành áp dụng từ ngày 25/10 dự kiến sẽ đưa mặt bằng lãi suất tiết kiệm tại các ngân hàng sẽ có những thay đổi trong thời gian tới.

Trước đó, sau đợt tăng lãi suất điều hành của Ngân hàng nhà nước hôm 23/9, hàng loạt ngân hàng đã ngay lập tức tăng lãi suất tiết kiệm.

Cụ thể, lãi tiết kiệm kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng được hàng loạt nhà băng nâng lên mức tối đa là 5%/năm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trong khi đó, lãi suất kỳ hạn từ 6 đến 36 tháng có nhiều biến động mạnh theo xu hướng tăng.

Hiện nay, mức lãi tiết kiệm cao nhất thị trường tại kỳ hạn gửi 6 tháng đang là 8,5%/năm được áp dụng tại một ngân hàng số. Với những khách hàng gửi tiền theo các mốc 50 triệu; 100 triệu; 200 triệu và 300 triệu đồng trở lên, mức lãi suất tối đa cũng tăng tương ứng lên tới 8,8%/năm.

Với kỳ hạn 12 tháng, lãi suất cố định nhà băng này đưa ra cho khách gửi tiền là 9%/năm, nhưng lãi suất tối đa có thể nhận được lên tới 9,3%/năm nếu gửi từ 300 triệu đồng trở lên.

Với kỳ hạn 36 tháng, mức lãi suất tối đa lên tới 9,5%/năm cho số tiền từ 300 triệu đồng trở lên. Với số tiền gửi thấp hơn cùng kỳ hạn lãi suất dao động trong khoảng 9,2-9,4%/năm.

Hiện cũng đang có hàng loạt ngân hàng đang có biểu lãi suất huy động xấp xỉ mức 9%/năm áp dụng cho kỳ hạn từ 24 đến 60 tháng như VietABank (8,4%/năm); Kienlongbank (8,6%/năm); SCB (8,9%/năm); NCB (8,4%/năm), ABBank (8,8%/năm), Bắc Á (8,3%/năm), MSB (8%/năm), Techcombank (8%/năm), Nam Á Bank (8,4%/năm) …

Người vay than trời vì lãi suất tăng liên tiếp, có người phải bỏ cả giấc mơ mua nhà

Sau những lần tăng lãi suất tiết kiệm, mặt bằng lãi suất cho vay cá nhân cũng đã lên mức 13-14%/năm và doanh nghiệp tầm 10%/năm, tăng khoảng 2% mỗi năm so với đầu năm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nam Anh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN