Chủ thẻ ATM mỗi tháng "ting ting" 1 lần nhận lương, tỷ lần trừ phí

Thẻ ATM ting ting tin nhắn nhận lương mỗi tháng chỉ 1-2 lần nhưng tin nhắn trừ phí thì 3-4 lần.

Chủ thẻ ATM mỗi tháng "ting ting" 1 lần nhận lương, tỷ lần trừ phí - 1

Một thẻ ATM đang trả bao nhiêu loại phí?

Nguồn thu từ các loại phí tăng mạnh đem lại lợi nhuận khổng lồ cho các ngân hàng. Theo khảo sát của PV Infonet, các ngân hàng lớn như BIDV, Vietcombank, Vietinbank, đang là những ngân hàng có mức thu phí dịch vụ cao nhất.

Tin nhắn trừ tiền phí dịch vụ nhắn tin tự động và phí thường niên thẻ nội địa của BIDV.

Tin nhắn trừ tiền phí dịch vụ nhắn tin tự động và phí thường niên thẻ nội địa của BIDV.

Một thẻ ATM của BIDV ngoài việc phải chịu phí rút tiền, có các khoản phí cố định ngân hàng tự động thu bằng cách trừ tiền trong tài khoản như "Phí quản lý tài khoản" thu 6 tháng 1 lần, mức phí này được BIDV tính 13.200 đồng/tài khoản. Số tiền phí mỗi năm là 26.200 đồng/thẻ.

Phí dịch vụ tin nhắn tự động hàng tháng là 9.900 đồng.

Phí thường niên thẻ nội địa là 33.000 đồng.

Một số ngân hàng quy mô nhỏ hiện chỉ thu trong năm đầu tiên phát hành thẻ mà không thu đều đặn mỗi năm như BIDV.

Phí quản lý tài khoản, nhắn tin tự động của BIDV.

Phí quản lý tài khoản, nhắn tin tự động của BIDV.

Tại Vietcombank, mỗi giao dịch chuyển tiền online dưới 10 triệu đồng chịu mức phí 7.700 đồng, trong khi giao dịch từ 10 triệu đồng trở lên có mức phí 11.000 đồng. 

Mỗi tháng, khách hàng của Vietcombank phải trả 11.000 đồng phí dịch vụ SMS và 11.000 đồng cho phí dịch vụ internet banking.

Mỗi tháng, khách hàng của Vietcombank phải trả 11.000 đồng phí dịch vụ SMS và 11.000 đồng cho phí dịch vụ internet banking.

Trước đây, các tài khoản đăng ký dịch vụ SMS banking và internet banking chỉ phải trả 1 mức phí 9000 đồng (9900 đồng cả thuế) cho cả 2 dịch vụ. Tuy nhiên sau đó, nhà băng này đã tách ra thu làm hai lần khiến khách hàng chịu mức phí cao gấp đôi.

Với Vietinbank, ngân hàng này đang thu các loại phí dịch vụ hàng tháng đối với chủ thẻ ATM bao gồm: Phí dịch vụ ngân hàng điện tử 9900 đồng; Phí duy trì tài khoản 2.200 đồng; Phí SMS biến động số dư tài khoản 9.900; Phí quản lý thẻ 5.500 đồng; Phí phí bảo hiểm thẻ 3000 đồng. Đây là các dịch vụ mà hàng tháng ngân hàng thu định kỳ hàng tháng. 

Tuy vậy, cùng đăng ký sms baking nhưng có khách hàng không bao giờ nhận được tin nhắn có nội dung trừ phí dịch vụ như trên.

Không nhận tin nhắn thu phí không có nghĩa là khách hàng được miễn phí.

Không nhận tin nhắn thu phí không có nghĩa là khách hàng được miễn phí.

Việc "âm thầm" trừ phí của khách hàng có thể là nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch về mức phí rút tiền giữa hai lần khách hàng rút tiền nói trên. Và khách hàng... tự hiểu.

Tại Agribank, theo biểu phí dịch vụ thẻ được ngân hàng này công bố áp dụng kể từ 02/10/2017, phí phát hành thẻ ATM được quy định từ 50.000 đồng – 100.000 đồng tùy từng loại thẻ. Phí duy trì thẻ (phí thường niên) từ 12.000 – 50.000 đồng. Phí rút tiền 1.100 đồng/giao dịch, trong khi phí chuyển khoản trong cùng hệ thống Agribank hay phí chuyển tiền vào tài khoản tiết kiệm tối thiểu 3.000 đồng và tối đa 15.000 đồng/giao dịch.

Trong trường hợp khách hàng in sao kê mỗi lần giao dịch ATM, mức phí là 500 đồng/lần. Tuy nhiên, màn hình máy ATM không hiển thị thông tin này để “cảnh báo” khách hàng.

Biểu phí áp dụng do Agribank công bố.

Biểu phí áp dụng do Agribank công bố.

Mức phí rút/ứng tiền mặt tại POS được Agribank áp dụng tối thiểu 5.000 đồng đến tối đa 500.000 đồng/giao dịch.

Đối với phí giao dịch Emobile banking, khách hàng chuyển khoản trong cùng hệ thống Agribank phải chịu mức phí 1.100 đồng đối với giao dịch dưới 1 triệu đồng; 2.200 đồng/giao dịch từ 1 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng; giao dịch từ 10 triệu đồng trở lên được áp dụng mức phí 3.300 đồng.

Mức phí 1.100 đồng/lần giao dịch ATM trong cùng hệ thống tại Agribank. Đây cũng là mức phổ biến ở các ngân hàng có thu phí rút tiền hiện nay. 

Mức phí 1.100 đồng/lần giao dịch ATM trong cùng hệ thống tại Agribank. Đây cũng là mức phổ biến ở các ngân hàng có thu phí rút tiền hiện nay. 

Chủ thẻ ATM mỗi tháng "ting ting" 1 lần nhận lương, tỷ lần trừ phí - 8

Mặc dù vậy, hiện có một số ngân hàng miễn phí chuyển tiền tới các tài khoản khác cùng ngân hàng, miễn phí chuyển tiền liên ngân hàng. Cụ thể như Techcombank, VPBank miễn phí qua internet banking; TPbank, Bảo Việt Bank miễn phí chuyển tiền nội mạng thông qua ATM; ACB, Sacombank miễn phí chuyển tiền nội mạng nếu chuyển cùng tỉnh/TP mở tài khoản.

Ngoài ra, có rất ít ngân hàng như Techcombank và SeABank miễn phí chuyển tiền liên ngân hàng. 

Phí ngân hàng có giảm?

Các chủ thẻ ngân hàng đang kỳ vọng sẽ được các ngân hàng giảm phí chuyển tiền và phí rút tiền từ dịch vụ thẻ ATM khi CTCP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) tiếp tục triển khai chính sách điều chỉnh giảm phí.

Cụ thể, NAPAS công bố điều chỉnh giảm phí dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử cho các giao dịch trên ATM và giao dịch chuyển tiền nhanh liên ngân hàng 24/7 kể từ ngày 01/10/2019.

Theo đó, NAPAS thực hiện giảm 13% đối với phí dịch vụ chuyển tiền nhanh liên ngân hàng 24/7 đối với Tổ chức phát lệnh;  giảm tương ứng 70% và 100% phí dịch vụ các giao dịch rút tiền trên ATM cho Tổ chức phát hành, Tổ chức thanh toán; không thu phí dịch vụ (mức thu bằng 0 đồng) tương đương giảm 100% phí dịch vụ chuyển khoản nội bộ và các giao dịch phi tài chính gồm: vấn tin, in sao kê, đổi pin cho Tổ chức thành viên NAPAS.

Bên cạnh đó, nhằm tiếp tục hỗ trợ các tổ chức tín dụng có thêm ngân sách thúc đẩy các chương trình ưu đãi, khuyến khích khách hàng thanh toán chi tiêu bằng thẻ nội địa, thanh toán qua tài khoản ngân hàng, đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu của Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016-2020 tại Việt Nam của Chính phủ, NAPAS tiếp tục triển khai chương trình khuyến mại giảm 50% phí dịch vụ đối với các giao dịch trên ATM và các giao dịch chuyển khoản liên ngân hàng 24/7 trong thời gian từ 3/10/2019 đến hết 31/12/2019, áp dụng cho tất cả các tổ chức thành viên NAPAS.

Như vậy, kể từ khi sáp nhập đến nay, NAPAS đã thực hiện 4 lần điều chỉnh giảm phí dịch vụ chuyển mạch (lần 1 vào ngày 1/3/2018, lần 2 vào ngày 1/3/2019, lần 3 vào ngày 1/5/2019, lần 4 vào ngày 1/10/2019).

Bất ngờ giảm phí ATM, chuyển tiền nhanh

Liệu người dân có bớt oằn lưng gánh đủ thứ phí dịch vụ ngân hàng khi mới đây NAPAS chính thức đưa nhiều loại phí...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngân Giang ([Tên nguồn])
Ngân hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN