Chấn động rò rỉ thông tin ngân hàng, làm sao để bảo vệ bản thân?
Một loạt các vụ rò rỉ dữ liệu chủ tài khoản tại các ngân hàng gần đây đã gây lo lắng cho người sử dụng, ít ai biết rằng chính những chủ tài khoản này cũng đang gián tiếp giúp những kẻ tin tặc có được thông tin tài khoản ngân hàng của chính mình.
Khi mua sắm qua các kênh bán lẻ điện tử, bạn sẽ luôn có nguy cơ bị đánh cắp thông tin thanh toán do không có trang web nào an toàn 100%, Adam Levin, người sáng lập công ty giải pháp công nghệ không gian mạng CyberScout, nói với CNBC Make It.
Hãy thực hiện theo bốn bước sau để ngăn chặn tin tặc truy cập thông tin cá nhân của bạn.
1. Chú ý các trang web bị báo đỏ
Mặc dù không có trang web nào an toàn 100%, nhưng các kỹ thuật viên luôn cố gắng xây dựng một số trang web an toàn hơn những trang khác, và các chuyên gia cho biết có nhiều cách để biết trang web nơi bạn mua sắm có an toàn không.
Đầu tiên, có những tín hiệu mà bạn có thể nhìn thấy như cảnh báo đỏ đối với một trang web. Nếu một trang web thiếu biểu tượng ổ khóa ngay trước trường chuỗi URL trên trang web, thì điều đó thường báo hiệu rằng đó là trang web không an toàn. Biểu tượng ổ khóa trước địa chỉ web trông như thế này:
Ngoài ra, các trang web có “https” khi bắt đầu một chuỗi URL, thay vì chỉ “http”, thì cũng được cho là an toàn hơn. Https cho thấy rằng rằng trang web được mã hóa, điều đó có nghĩa là mọi liên lạc giữa bạn và máy chủ của trang web đều được giữ kín khỏi các tin tặc trực tuyến.
2. Tránh sử dụng Wi-Fi công cộng
Sử dụng Wi-Fi công cộng được cung cấp tại các sân bay hoặc trong các quán cà phê chính là một lời mời cho những kẻ xâm nhập mạng.
Nếu trước đây, bạn đã từng sử dụng Wi-Fi công cộng miễn phí, thì bạn không đơn độc: 81% mọi người vẫn kết nối với Wi-Fi công cộng miễn phí, theo một nghiên cứu năm 2018 từ One World Identity.
Tại sao sử dụng Wi-Fi công cộng là một vấn đề? Khi bọn tôi phạm có cùng một kết nối với bạn, chúng có thể truy cập vào thông tin của bạn và đánh cắp số thẻ tín dụng hoặc dữ liệu cá nhân quan trọng khác.
3. Thêm một lớp bảo mật
Kích hoạt mã xác thực hai yếu tố là một cách khác để bảo vệ tài khoản trực tuyến của bạn.
Khi bạn kích hoạt mã xác thực hai yếu tố, bạn chỉ cần thêm một bước nữa (chẳng hạn như được hỏi một câu hỏi bảo mật mà chỉ bạn mới biết câu trả lời hoặc gửi mã qua email hoặc tin nhắn văn bản cho chính mình để xác minh bổ sung) và những người đang cố gắng truy cập vào tài khoản của bạn thì không thể biết được thông tin này.
Nếu bạn chọn không muốn sử dụng mã xác thực hai yếu tố, hãy đảm bảo rằng bạn sử dụng mật khẩu đủ dài và mạnh mà không lặp lại trên các tài khoản khác, Adam Levin nói. Ông cũng cho biết thêm, “Hãy đăng ký cảnh báo giao dịch được cung cấp miễn phí bởi các ngân hàng và công ty thẻ tín dụng, điều này sẽ cho phép bạn phát hiện ra hoạt động đáng ngờ trong tài khoản của bạn”.
4. Sử dụng thẻ tín dụng thay thẻ ghi nợ
Mặc dù không ai muốn thông tin ngân hàng của mình bị xâm hại, nhưng nếu thông tin của một chiếc thẻ tín dụng bị rò rỉ sẽ ít thảm họa hơn thông tin của một chiếc thẻ ghi nợ. Tại sao? Bởi vì mọi khoản phí được thực hiện trên thẻ tín dụng bị đánh cắp thường có thể được khắc phục bằng một cuộc gọi điện thoại, còn thẻ ghi nợ có các quy tắc khác nhau, Levin nói.
Bây giờ bạn đã có các bước để bảo vệ tốt hơn thông tin của mình khi thanh toán tại các kênh bán lẻ điện tử. Và, một lần nữa, điều quan trọng cần biết là luôn có rủi ro, ngay cả khi sử dụng tất cả các bước trên. Sử dụng phán đoán tốt nhất của bạn, nhưng hãy nhớ rằng tất cả các công ty lớn nhỏ đều từng bị hack, Levin nói.
Nguồn: [Link nguồn]
Càng về cuối năm, các hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài khoản Internet Banking càng gia tăng. Đặc biệt người cao tuổi,...