Căng thẳng chính trị Nga – Ukraine: Cổ phiếu ngân hàng lớn nhất của Nga rớt giá thảm, nhà đầu tư mất 99,9% chỉ trong vài ngày

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã ngay lập tức ảnh hưởng tới hệ thống tài chính, ngân hàng.

Chứng chỉ lưu ký của Sberbank – ngân hàng lớn nhất nước Nga giao dịch tại sàn London riêng trong phiên 28/2 đã cắm đầu giảm 74%. Đà giảm tiếp tục được duy trì trong ngày tiếp theo. Trong chưa đầy một tháng gần đây, Sberbank đã mất 99,9% vốn hóa. Giá chứng chỉ quỹ hiện chỉ còn 0,01 bảng Anh.

Một ngân hàng Nga khác là Tinkoff cũng chứng kiến vốn hóa bốc hơi 80% trong một ngày 28/2.

Liên minh châu Âu (EU) mới đây đã quyết định ngắt kết nối 7 ngân hàng lớn của Nga khỏi hệ thống liên lạc tài chính toàn cầu SWIFT, cụ thể là: Bank Otkritie, Novikombank, Promsvyazbank, Sovcombank, VTB, Bank Rossiya, và VEB.

Mặc dù thoát khỏi danh sách trừng phạt SWIFT nhưng Sberbank vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Mặc dù thoát khỏi danh sách trừng phạt SWIFT nhưng Sberbank vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Hai nhà băng lớn may mắn thoát khỏi danh sách trừng phạt SWIFT là Sberbank và Gazprombank. Ngân hàng Trung ương Nga sở hữu trên 50% vốn điều lệ của Sberbank còn đại gia khí đốt Gazprom cũng là cổ đông lớn của Gazprombank. Hai nhà băng này không bị cắt đứt khỏi SWIFT sẽ cho phép châu Âu tiếp tục thanh toán tiền mua khí đốt từ Nga.

Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt khác của Phương Tây sẽ gây ảnh hưởng sâu rộng tới tất cả hệ thống ngân hàng Nga, bất kể có kết nối với SWIFT hay không.

Mỹ, Anh và các quốc gia châu Âu đã nhất trí phong tỏa toàn bộ dự trữ quốc tế của Ngân hàng Trung ương Nga ở nước ngoài, quy mô có thể lên tới hàng trăm tỷ USD.

Lệnh cấm này được cho là còn nguy hại hơn SWIFT, khiến cho Nga không thể dùng dự trữ ngoại hối để giữ giá đồng ruble và chống đỡ nền kinh tế trước các đòn phong tỏa, cô lập của Phương Tây. Chính phủ Nga cũng không thể vay nợ trên thị trường quốc tế. Giá trị đồng ruble so với USD lao dốc 30% xuống mức thấp kỷ lục trong ngày 28/2, sau đó tiếp tục giảm trong hai phiên đầu tháng 3.

Bị tố chiếm đoạt gần 2.900 tỷ đồng, Quốc Cường Gia Lai nói gì?

Quốc Cường Gia Lai cho biết đã gửi đơn khởi kiện đến VIAC để giải quyết sự việc, bảo vệ quyền lợi của cổ đông, nhà đầu tư.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuyến Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN