Bị mất điện thoại, bỗng dưng ngân hàng báo nợ khoản tiền "khổng lồ"

Một người đàn ông Nga đã kiện ngân hàng ra tòa vì buộc anh ta phải trả lãi cho khoản vay mà anh ta chưa bao giờ thực hiện. Vụ việc này có thể là do những kẻ lừa đảo sử dụng danh tính của anh ta thông qua điện thoại thông minh đánh cắp được và vay tiền ngân hàng.

Vladimir Volokhovich đã trở thành tiêu điểm tin tức nổi bật ở Nga sau khi gặp phải một vụ bê bối bất thường. Volokhovich đang bị chi nhánh ngân hàng Alfa Bank của Nga yêu cầu trả một khoản vay từ ngân hàng này. Điều đáng nói là, người đàn ông này không hề vay số tiền đó. Ngân hàng đã chấp thuận cho một số kẻ lừa đảo vay tiền thông qua chữ ký điện tử có trên chiếc điện thoại bị đánh cắp.

Những kẻ lừa đảo đã chuyển thành công một phần khoản tiền vay vào tài khoản riêng của chúng và số tiền lãi cho khoản tiền mà Vladimir chưa bao giờ vay vẫn tăng lên mỗi ngày. Tuy nhiên, ngân hàng từ chối hủy khoản vay này và cho rằng Vladimir đáng ra phải báo cáo về vụ việc điện thoại của mình bị đánh cắp sớm hơn.

Những tên trộm đã sử dụng ứng dụng ngân hàng trên điện thoại bị đánh cắp để tiến hành vay tiền ngân hàng (Nguồn: Oddycentral)

Những tên trộm đã sử dụng ứng dụng ngân hàng trên điện thoại bị đánh cắp để tiến hành vay tiền ngân hàng (Nguồn: Oddycentral)

"Tôi đã bị mất điện thoại di động, trên đó ứng dụng Alfa-Bank đã được cài đặt", Vladimir Volokhovich nói với đài phát thanh Kommersant FM của Nga.

Do một số vấn đề gặp phải, tôi không thể chặn quyền truy cập vào các ứng dụng điện thoại của mình ngay lập tức vì tôi không thể truy cập Internet trong 24 giờ sau khi mất điện thoại. Sau đó, tôi nhận được thông tin từ một đồng nghiệp rằng điện thoại của tôi đã được tìm thấy và người tìm thấy nó sẽ gọi lại vào ngày hôm sau để tôi nhận lại nó.

“Hóa ra, đây là một mánh khóe được dựng sẵn để thực hiện một phi vụ lừa đảo và cho phép những kẻ lừa đảo được vay số tiền 1,5 triệu rúp (~473 triệu VND) bằng chữ ký điện tử đơn giản trên điện thoại”, Volokhovich nói thêm.

“Họ đã rút thành công 140 nghìn rúp (~45 triệu VND) vào tài khoản của mình trước khi ngân hàng chặn được việc chuyển khoản này. Số tiền bị mất đến giờ vẫn chưa quá nghiêm trọng, tuy nhiên đây thực sự là một vấn đề lớn, tôi không hề thực hiện khoản vay này. Lãi suất cho vay rất cao. Nếu trong vòng năm năm bạn trả hết khoản vay 1,5 triệu rúp thì chỉ riêng tiền lãi là 300 nghìn rúp (~95 triệu VND)”.

Vladimir đã nộp đơn nhằm yêu cầu hủy khoản vay vì anh ta là nạn nhân của một vụ lừa đảo, nhưng nó đã bị Alpha Bank từ chối vì anh ta không báo cáo về việc điện thoại của mình là bị đánh cắp và chặn thẻ SIM.

Ngân hàng này tuyên bố rằng họ không thể bảo vệ khách hàng khỏi việc bị mất cắp hoặc ăn trộm điện thoại và nghĩa vụ của họ là phải thông báo cho ngân hàng ngay lập tức để có thể chặn tất cả quyền truy cập vào tài khoản ngân hàng.

"Nếu ngân hàng không được thông báo trước về việc chặn tài khoản khi điện thoại bị đánh cắp, trên thực tế, tòa án có thể phán quyết bất lợi cho bị hại”, Anton Bakulin, một thành viên của hội đồng luật sư Moscow, nói với Kommersant FM.

Alexey Izotov, một thành viên của Ủy ban Duma Quốc gia Nga phụ trách thị trường tài chính, nói với 360TV rằng các khoản vay được chấp thuận thông qua chữ ký điện tử nhằm giảm thiểu các thủ tục giữa khách hàng và nhân viên ngân hàng. Ông cho biết các cải cách như vậy không nên bị loại bỏ vì các trường hợp lừa đảo như Vladimir, nhưng cũng khẳng định rằng cần phải kết hợp các công nghệ kỹ thuật số hiện đại với các quy trình dựa trên giấy tờ để giảm thiểu rủi ro cho người sử dụng.

Chiêu trò mới giả mạo thương hiệu ngân hàng “hỗ trợ người nghèo” lừa đảo tinh vi

Giả mạo thương hiệu các ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, Agribank... thời gian qua nhiều trang Fanpage được lập lên gắn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo Oddycentral) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN