Loài cây kỳ lạ, "thoắt ẩn thoắt hiện" trên núi, sinh sôi nhờ sấm sét
Để tìm được loại cây "thoắt ẩn thoắt hiện" này, người ta phải đi qua những khu vực nguy hiểm, nhưng bấy nhiêu đó vẫn chưa đủ để đảm bảo họ có thể tìm được nó.
Ấn Độ nổi tiếng với các loại thực phẩm xa xỉ như nghệ tây Kashmir hay trà Darjeeling chất lượng cao được săn đón trên toàn cầu và có thể khiến bạn tốn một khoản tiền lớn.
Tuy nhiên, có một loại nấm mọc hoang ở chân núi Himalaya cũng có giá cao ngất ngưởng. Đó là nấm Guchchi, có giá từ 10.000 Rs (3 triệu đồng) đến 30.000 Rs (8 triệu đồng) cho một kilogram.
Nấm Guchchi mọc hoang ở chân núi Himalaya.
Nấm Guchchi còn được gọi là nấm Morel hay Morchella Esculenta trong khoa học, những loại nấm này có nhu cầu rất cao mặc dù giá cả của chúng khá đắt. Ở khu vực Himalaya, nấm Guchchi được coi trọng vì kết cấu xốp như tổ ong và hương vị độc đáo của chúng.
Nhưng đó không phải là lý do duy nhất khiến chúng có mức giá xa xỉ. Nấm Gucchi không thể trồng thương mại mà chỉ mọc hoang dã ở một số khu vực như thung lũng Kangara, Jammu và Kashmir, Manali và những nơi khác ở Himachal Pradesh sau thời gian tuyết rơi.
Người dân trong làng bắt đầu quá trình thu thập nấm khó tìm này vào khoảng tháng Ba và kéo dài đến cuối tháng Năm. Họ bắt đầu từ lúc tờ mờ sáng và dành cả ngày lang thang qua những khu vực nguy hiểm, đôi khi phải đào qua lớp tuyết dày để tìm những món ngon ẩn giấu này.
Nấm Guchchi thường mọc thành từng cụm trên những khúc gỗ mục hoặc lá mục và thậm chí trong đất mùn. Loài nấm này có thể không mọc lại ở cùng một chỗ vào mùa sau và chúng nổi tiếng là khó đoán vì có thể xuất hiện ở bất cứ đâu.
Chúng không mọc với số lượng lớn và có thể không mọc ở cùng một nơi trong hai năm liên tiếp.
Những người ta tìm chúng với ánh mắt tinh tường và sự chú ý cao độ đến mặt đất, nhưng vẫn có khả năng họ có thể bỏ lỡ chúng. Điều này khiến việc tìm kiếm chúng trở nên khó khăn và đôi khi nông dân chỉ thu được vài gram nấm Guchchi trong một ngày.
Nấm được xếp thành vòng hoa và treo lên trên lửa để phơi khô. Những loại nấm này rất dễ vỡ và cần rất nhiều công sức để giữ được kết cấu tổ ong xếp nếp của chúng. Có thể mất cả tháng trời để thu thập, phơi khô và có đủ bán trên thị trường.
Người dân địa phương thường không giữ nguyên liệu tinh tế này cho riêng họ, và tất cả những gì được thu hoạch thường được bán để giúp họ kiếm sống.
Dân làng thu thập những loại nấm này vào khoảng tháng Ba đến tháng Năm và phơi khô trước khi vận chuyển ra chợ.
Cũng có một số câu chuyện liên quan đến nấm Guchchi, chẳng hạn như sấm sét được cho là giúp chúng sinh sôi, và rằng chúng phát triển tốt nhất ở những khu vực đã trải qua hỏa hoạn rừng, nhưng chưa có câu chuyện nào được xác thực. Sự phát triển bí ẩn của nấm Guchchi vẫn còn mơ hồ như cuộc tìm kiếm nó.
Guchhi được dùng để chế biến nhiều món ăn vì rất giàu khoáng chất, có hàm lượng sắt cao và là nguồn cung cấp Vitamin D tuyệt vời. Nó có ít chất béo và giàu chất chống oxy hóa. Nó chứa chất xơ, giúp hấp thụ axit mật trong cơ thể và ngăn chặn sự hình thành cholesterol.
Để sử dụng nấm Guchhi thì cần phải ngâm trong nước nóng ít nhất một giờ để làm ẩm và loại bỏ tất cả các bụi bẩn, cát có thể bám trên bề mặt xốp của nấm.
Quả trung bình thường đạt kích thước đường kính 40 đến 50 cm và nặng từ 15 đến 30 kg, quả lớn nhất được ghi nhận nặng 42 kg.
Nguồn: [Link nguồn]