Hàm cá sấu có gì mà chúng đớp mồi nhanh như điện giật?

Không chỉ sở hữu cú đớp uy lực, cá sấu còn có khả năng tấn công con mồi nhanh như chớp. Câu hỏi đặt ra là bên trong hàm cá sấu có gì mà chúng đớp mồi nhanh được như vậy?

Các nhà sinh vật học tại Đại học Vanderbil sau khi dùng kính hiển vi quan sát hàm các loài cá sấu khổng lồ sông Nile và cá sấu Châu Mỹ đã phát hiện ra điều thú vị. 

Theo  đó, các lớp da sần nhỏ li ti nổi lên bên trong hàm cá sấu có một cấu trúc cực kỳ chặt chẽ. Chúng chính là các đầu dây thần kinh xúc giác có khả năng phát hiện các rung động và áp lực. Những đầu dây thần kinh này bắt nguồn từ vùng dây thần kinh sinh ba trong hộp sọ cá.

Để thử nghiệm độ nhạy xúc giác, các nhà nghiên cứu đã cho lớp da nhỏ này tiếp tiếp xúc với độ mặn của muối để đo xung điện của các dây thần kinh và dùng sợi tóc chạm vào lớp da đó. Kết quả cho thấy phần da của hàm cá sấu nhạy cảm hơn cả so với khu vực đầu ngón tay của con người.

Chính nhờ lớp da nhạy cảm như vậy, cá sấu có thể ngoạm hàm xung quanh thân thể con mồi với tốc độ nhanh chóng mặt chỉ trong vòng 50 mili giây, một thời gian phản ứng chỉ có thể có nhờ vào làn da siêu nhạy cảm của nó. 

Ngoài ra, lớp da nhạy cảm này có thể giúp cá sấu ngậm con trong miệng một cách nhẹ nhàng mà không gây tổn thương.

Hàm răng khỏe

Mỗi hàm cá sấu có 24 chiếc răng sắc nhọn dùng để giữ và nghiền nát chứ không phải để nhai thức ăn. Răng được thay liên tục trong suốt cuộc đời của loài. Cá sấu có thể tạo một áp lực khổng lồ khi khép hai hàm của mình lại, nhưng lực để mở hàm ra lại rất yếu. 

Thoát mồ hôi từ... miệng

Rất nhiều lần chúng ta nhìn thấy loài bò sát này mở miệng nằm trên cạn. Tuy nhiên, đây không phải là một cử chỉ khiêu khích của chúng, mà là do cá sấu tự làm mát mình: bằng cách để mồ hôi thoát qua miệng.

Phân biệt cá sấu châu Phi và một con cá sấu châu Mỹ

Làm thế nào để bạn có thể phân biệt được một con cá sấu châu Phi và một con cá sấu châu Mỹ? Nếu chưa biết nhiều về hình dạng của 2 loài này, bạn hãy quan sát miệng của chúng: cá sấu châu Phi có một chiếc răng thứ tư ở hàm dưới rất dễ quan sát ngay cả khi miệng đóng (cá sấu châu Mỹ thì chỉ lộ ra một rãnh nhỏ khi miệng chúng khép lại).

Do cá sấu châu Phi có một tuyến nước muối trong miệng, nên chúng có thể chịu được nước biển, cá sấu châu Mỹ thì không có. Đó là lý do tại sao, nhiều loài cá sấu châu Mỹ tập trung đông đúc ở các cánh rừng đước, các vùng đầm lầy cửa sông. Cá sấu Mỹ thường nhanh nhẹn hơn và hung hãn hơn các loài khác, nhưng lại có khả năng chịu lạnh kém (nên chúng thường sống ở những vùng nhiệt đới).

Cá sấu săn mồi ”chậm chạp” khi miếng ăn dâng tận miệng vẫn để tuột

Dù miếng ăn đã dâng tới tận miệng nhưng con cá sấu này vẫn để tuột mất.

Theo Châu Anh (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Thế giới động vật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN