Clip: Phóng xe máy vượt đèn đỏ, tài xế tông xe kinh hoàng, 3 người ngã gục
Phóng xe máy với tốc độ cao lấn làn ngược chiều để vượt đèn đỏ, tài xế đi xe máy đã tông trúng một người đi xe máy sang đường. Tai nạn kinh hoàng khiến 2 tài xế và người ngồi sau xe vượt đèn đỏ ngã gục xuống đường.
Hình ảnh vụ tai nạn kinh hoàng được thành viên nhóm facebook “Hội lái xe…” chia sẻ thu hút hàng chục bình luận từ các thành viên, trong đó nhiều ý kiến chỉ trích tài xế không đội mũ bảo hiểm, lái xe phóng nhanh lấn làn, vượt đèn đỏ gây ra tai nạn. Ngoài ra, không ít bình luận chỉ trích lái xe ô tô chứng kiến vụ tai nạn nhưng không dừng xe giúp người gặp nạn như một tài xế xe máy.
Theo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (Nghị định 100/2019/NĐ-CP), hành vi “không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông” (ví dụ như vượt đèn đỏ, đèn vàng) người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy sẽ bị xử phạt từ 600.000-1.000.000 đồng. Ngoài phạt hành chính, người điều khiển ô tô, xe máy vượt đèn đỏ còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.
Trường hợp không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông dẫn tới tai nạn, ngoài phạt hành chính, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2-4 tháng.
Tai nạn kinh hoàng từ hành vi vượt đèn đỏ.
Với hành vi chạy quá tốc độ, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy sẽ bị xử phạt từ 200.000 đồng - 300.000 đồng về hành vi chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h. Mức phạt tăng lên 600.000 đồng -1.000.000 đồng với hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h. Với hành vi vi phạm không đội mũ bảo hiểm, và chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng quy cách... người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
Điều 24, Luật Giao thông đường bộ quy định về “Nhường đường tại nơi giao nhau” như sau: Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định. Như vậy, Luật Giao thông đường bộ quy định, các phương tiện tham gia giao thông khi tới nơi giao nhau bắt buộc phải giảm tốc độ sau đó sẽ thực hiện các quy tắc nhường đường.
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau. Thực hiện hành vi vi phạm trên nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông.
Bộ luật Hình sự cũng quy định, trường hợp người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác như làm chết người, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 1 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng... thì bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Hình phạt có thể tăng lên tới 15 năm tùy vào mức độ vi phạm, thiệt hại gây ra với bị hại.
Về việc giúp đỡ người gặp tai nạn, Luật giao thông đường bộ quy định, những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm bảo vệ hiện trường; Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn; Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất; Bảo vệ tài sản của người bị nạn; Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Đối với người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu.
Việc không cứu giúp người gặp nạn có thể khiến các tài xế bị xử phạt hành chính, thậm chí xử lý hình sự trong một số trường hợp. Cụ thể, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu.
Ngoài ra, tại Điều 132 Bộ Luật hình sự năm 2015 được sử đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội “không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng” với mức phạt tù cao nhất lên tới 7 năm tù giam.
Chiếc ô tô giảm tốc độ rẽ sang đường thì bất ngờ 1 xe máy từ phía sau bên phải đánh võng vượt qua đầu. Tài xế...
Nguồn: [Link nguồn]