Báo hoa mai phi thân tóm gọn đại bàng nhanh như chớp

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Khi cơ hội đến, báo hoa mai lao nhanh về phía trước rồi nhảy lên tóm gọn đại bàng.

Vốn là kẻ săn mồi cơ hội, báo hoa mai sẽ gần như vồ bất cứ con mồi nào. Tuy nhiên, bateleur - một loài đại bàng lớn sống trên những thảo nguyên ở châu Phi hạ Sahara - là một món ăn bất thường.

Đoạn phim được ghi lại tại Công viên Kgalagadi Transfrontier, một vùng đất bán sa mạc nằm giữa Nam Phi, Botswana và Namibia, cho thấy một con báo hoa mai đang rình rập một con bateleur trưởng thành.

Con báo hoa mai khéo léo di chuyển giữa những bụi cỏ. Khi thời cơ tới, nó lao nhanh về phía trước rồi nhảy lên vồ gọn đại bàng. Dù đã cố gắng đập cánh và giãy giụa nhưng nó vẫn không thể thoát khỏi hàm báo hoa mai.

Nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn của báo hoa mai ở Kgalagadi bao gồm nhím, linh dương gemsbok, linh dương hoẵng, chó rừng lưng đen, cáo tai dơi, Linh dương steenboks và cầy genet.

Đôi khi báo hoa mai săn những loài ăn thịt nhỏ hơn - đặc biệt là khi những con mồi khác khan hiếm. Những loài săn mồi nhỏ chiếm gần 1/4 khẩu phần ăn của loài báo ở vùng Kgalagadi khô cằn. Các loài chim cũng chiếm ít nhất một phần trong chế độ ăn của báo hoa mai.

Việc cạnh tranh để giành con mồi rất khó khăn và báo hoa mai phải chiến đấu với sư tử, linh cẩu và báo gêpa (những loài được cho là có mật độ cao hơn ở Kgalagadi). Báo hoa mai cũng được cho là có khả năng di chuyển quãng đường xa hơn để tìm kiếm thức ăn so với các loài săn mồi khác trong khu vực.

Trong khi đó, đại bàng Bateleur trưởng thành có chiều cao khoảng 55 – 70 cm, sải cánh là 175 – 187 cm, nặng khoảng 1,8-2,9 kg. Chúng dành phần lớn thời gian trong ngày để bay và có thể bay 320 km mỗi ngày với tốc độ lên đến 80 km/h. Loài động vật này là loài ăn cả xác chết và động vật sống.

Đại bàng Bateleur săn tìm con mồi bằng cách bay ở độ cao thấp, khoảng 50 mét so với mặt đất. Thời gian bay tìm mồi khoảng 8-9 giờ mỗi ngày trong một phạm vi lên đến 200 km².

Do mất môi trường sống, cùng việc ô nhiễm do sử dụng thuốc trừ sâu khiến loài đại bàng này đã bị đặt ở mức gần bị đe dọa của sách đỏ IUCN.

Nguồn: [Link nguồn]

Mặc dù bị thương ở chân, lửng mật vẫn chiến đấu rất hung dữ quyết không trở thành mồi của báo hoa mai.

Theo Hải Vân (T/h) ([Tên nguồn])
Thế giới động vật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN