5 thói quen của người giỏi tiết kiệm tiền
Những người tiết kiệm tiền giỏi thường có một số thói quen giúp họ tích lũy tài sản hiệu quả.
Khi bạn đang nghĩ đến việc chuẩn bị tài chính dài hạn cho mình, đôi khi việc chia nhỏ quy trình thành từng phần thay vì cố gắng xử lý toàn bộ ngân sách cùng một lúc sẽ giúp ích. Có những mẹo nhỏ, thủ thuật và thói quen chi tiêu có thể giúp bạn tiết kiệm tiền tốt hơn.
1. Chuyển khoản tự động sang tài khoản tiết kiệm
Bằng cách tự động chuyển tiền ra khỏi tài khoản của bạn từ mỗi khoản tiền lương, việc không chi tiêu sẽ dễ dàng hơn. Những khoản tiết kiệm này đến từ việc tự động phân bổ tiền của bạn cho các mục tiêu cụ thể.
2. Biết rõ những gì muốn và những gì cần
Mua sắm là một niềm vui và bạn chắc chắn sẽ nuông chiều bản thân khi có thể. Tuy nhiên, khi nói đến việc tiết kiệm, những chỉnh sửa nhỏ sẽ có tác dụng lâu dài. Việc hủy bỏ chỉ một số ít các dịch vụ đang sử dụng thực sự có thể cộng dồn trong suốt cả năm. Sau khi đã chi trả đủ cho việc ăn, ở, và thanh toán các hóa đơn, bạn có thể dành một số tiền để tiết kiệm và bất cứ khoản gì thêm tùy theo quyết định của bạn.
3. Đặt mục tiêu tiết kiệm và bám sát chúng
Mặc dù có nhiều cách để tiết kiệm nhưng điều quan trọng cần nhớ là bạn làm như vậy để đạt được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của mình. Các mục tiêu sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình hình tài chính riêng của bạn nhưng hãy đảm bảo đặt ra cả mục tiêu có thể đạt được và mục tiêu cần phấn đấu. Bạn nên lưu riêng những khoản này bằng tài khoản tiền gửi có thể truy cập được hoặc tài khoản có thời hạn.
4. Áp dụng quy tắc 30 ngày khi mua sắm để trì hoãn chi tiêu
Một quy tắc tốt cần tuân theo khi mua sắm là quy tắc 30 ngày. Nếu bạn nhìn thấy thứ gì đó bạn muốn mua, đừng lập tức chạy đến quầy thanh toán. Thay vào đó, bạn nên đợi 30 ngày để xem liệu bạn có còn muốn dùng nó khi hết thời hạn đó hay không. Đó là một cách tuyệt vời để giảm bớt việc mua sắm bốc đồng và giúp xác định xem bạn thực sự muốn chi tiền vào việc gì. Bạn có thể ngạc nhiên một cách thú vị về mức độ ngắn của danh sách đó và số tiền bạn vừa nạp vào tài khoản ngân hàng của mình.
5. Có tài khoản tiết kiệm trong ba đến sáu tháng
Việc có một quỹ khẩn cấp hoặc tài khoản tiết kiệm chuyên dùng để trang trải các chi phí hoặc sự kiện không lường trước sẽ giúp mọi khoản tiết kiệm khác mà bạn quản lý cất giữ an toàn hơn. Số tiền sẽ thay đổi tùy thuộc vào thu nhập và chi phí cá nhân của bạn nhưng việc tiết kiệm riêng số tiền này, ngoài các kế hoạch hoặc mục tiêu khác, sẽ giúp bạn yên tâm nếu bị mất việc. Nó cũng sẽ cho bạn thêm một khoảng thời gian để sắp xếp tình hình tài chính của mình.
Để tiết kiệm tiền, chúng ta cần phải hy sinh một số sở thích cá nhân.
Nguồn: [Link nguồn]