Từ vụ "thánh nữ Bolero Việt", có thật chuyện nổ ngực khi đi máy bay?
Silicon sẽ là phương pháp làm đẹp an toàn nếu như được đặt chính xác, không gây trầy xước và rò rỉ.
Silicon có nhiều loại và chỉ định khác nhau.
Những ngày vừa qua, câu chuyện làm đẹp liên quan đến silicon rất được nhiều người quan tâm. Bởi đây là phương pháp làm đẹp khá phổ biến, được nhiều chị em tin dùng. Vậy silicon gây hoại tử có chính xác hay không và cách xử lý như thế nào? Hay áp suất cao khi đi máy bay có gây nguy hiểm đối với những người làm đẹp bằng silicon hay không?...
Trong phẫu thuật thẩm mỹ, silicon là một hợp chất hóa học gồm nhiều nguyên tố silicon kết hợp oxygen, carbon, hydrogen, các gốc hữu cơ như ethyl, methyl, phenyl… Nó có thể tồn tại dưới nhiều dạng như: lỏng, gel, dẻo, rắn…Người ta thường sử dụng silicon ở trong y tế và trong công nghiệp thẩm mỹ. Đặc biệt, trong thẩm mỹ làm đẹp thì silicon thường có 2 loại: lỏng và dẻo. Silicon lỏng đã bị cấm vì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: dị ứng, mưng mủ, viêm loét, vón cục thậm chí nặng là hoại tử, ung thư hóa.
Ca sỹ Ivy Trần là một trong những nạn nhân của làm đẹp bằng silicon.
Theo TS. BS. Nguyễn Huy Thọ - Nguyên chủ nhiệm khoa Phẫu thuật hàm mặt và tạo hình, bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết hiện nay phẫu thuật bằng silicon có hai biến chứng. Đó là biến chứng ban đầu như tụ máu, nhiễm trùng... Ngoài ra, có thể có biến chứng dài lâu sau phẫu thuật như sẹo và co bao. Và đáng ngại nhất là hiện tượng co bao, đây là phản ứng của cơ thể với vật lạ, cơ thể sinh ra tổ chức bao bọc lấy nó. Túi silicon đưa vào cơ thể sẽ sinh ra bao mới bọc giữ túi bao đó, đa phần màng đó mỏng không vấn đề gì. Co bao như nào cũng tùy cơ thể đó là phản ứng của cơ thể với dị vật. Một số màng dày lên co bóp làm túi bao silicon nhỏ lại gây nếp gấp, đau cho bệnh nhân và cứng ngực. Tỷ lệ bị biến chứng này trên thế giới các tác giả nghiên cứu khoảng từ 4 – 8 % nhưng cũng có tác giả nghiên cứu có khoảng 1 – 2%.
“Di chứng do bơm silicon lỏng để lại rất nặng nề. Không bác sỹ nào khẳng định có thể lấy được 100% silicon đã bơm vào cơ thể bệnh nhân”, bác sỹ Phạm Trịnh Quốc Khanh, Trưởng khoa Bỏng - Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Trưng Vương, TP.HCM
Hiện tượng vỡ túi ngực là do tay nghề bác sỹ kém gây ra hiện tượng rò rỉ, xước túi silicon.
Là một người có nhiều năm kinh nghiệm trong phẫu thuật thẩm mỹ và cũng là người từng “xử lý” nhiều ca biến chứng vì silicon, bác sỹ Nguyễn Phan Tú Dung cho biết: "Trong silicon có rất nhiều loại và có những chỉ định dùng khác nhau. Silicon dẻo, lỏng, đặc... Hầu hết silicon dẻo của túi ngực sẽ không bị vỡ bởi tác động như áp suất, lực đẩy... mà chỉ bị vỡ khi bị vật nhọn đâm thủng. Nên thông tin sử dụng túi ngực silicon và bị vỡ khi đi máy bay là điều hoàn toàn không chính xác".
Nâng ngực bằng túi silicon sẽ an toàn nếu chọn đúng cơ sở uy tín.
Và bác sỹ Dung cũng trả lời nghi vấn liệu silicon có bị nổ khi đi máy bay hay không? Ông khẳng định: "Không có chuyện silicon bị vỡ do áp suất cao trên máy bay như của ca sỹ Ivy Trần mà là do tay nghề bác sỹ kém, lúc đặt túi ngực đã gây xước lớp bao màng của túi ngực. Hay trường hợp silicon gây biến chứng ở mũi của ca sỹ Lệ Quyên là do đặt sống mũi silicon nhân tạo quá cao, lâu dần gây ra lộ sống mũi, ửng đỏ. Nên xin nhấn mạnh tất cả chỉ do kỹ thuật của bác sỹ kém, lúc đặt túi silicon gây ra rò rỉ, xước xát tác động vào cấu trúc của túi silicon và lâu ngày dẫn đến biến chứng mà thôi".
Nên khi thấy các biến chứng của dấu hiệu hoại tử do silicon bị vỡ thì cần phải đến cơ sở thẩm mỹ uy tín để lấy ra, làm sạch khoảng trống silicon để lại và tìm phương án thay thế.
Ai cũng phải công nhận rằng Mỹ Tâm rất hòa đồng, thân thiện với nụ cười dễ mến.